THƯ GỞI BẠN XƯA 14


THU THỦY

 
Bạn thiết,

Tháng Tư sắp hết, tháng tư với thời tiết bất thường, với những ngày đầy mây xám và gió lạnh bên cạnh một vài ngày nóng bức, tháng tư vẫn còn đầu xuân nhưng hoa cỏ đã bắt đầu tàn uá. Cuộc sống cũng có dấu hiệu chậm lại không như những ngày của cuối tháng ba – háo hức tràn đầy. Và tháng tư là chờ đợi….

Chờ tháng năm sẽ tới, không biết tháng năm có còn những cơn mưa bất chợt? và tháng năm có ngày của mẹ, “Mother’s day” nơi đây luôn là ngày chủ nhật trong tuần thứ hai của tháng năm, báo chí, truyền hình đã quảng cáo ồ ạt cho những cửa hàng bách hóa từ hai tuần trước. Bạn thiết, món quà nào cho mẹ mới gọi là đủ?

Năm em học đệ thất tập tành viết lách cho bích báo của trường, em tự nhủ mình khi lớn lên sẽ viết một cuốn sách về mẹ của em ( ước muốn xa vời nhưng cũng rất ngây thơ và dễ thương phải không? Và cuộc đời của mỗi người cũng là những trang sách vô ngôn có phải?), nhưng khi lớn lên có biết bao điều mới mẽ mà tuổi trẻ của tụi mình phóng tới tìm tòi khám phá nên em quên đi ước mơ thời tuổi nhỏ và bây giờ ngồi lại nhận ra mình không có khã năng để thực hiện.

Năm đó em mười một tuổi, lần đầu theo mẹ về quê tảo mộ ông bà nhân tiết thanh minh, quê em dạo đó không yên ổn lắm, đường xá không an toàn nên mẹ em phải thuê một chuyến bay 4 chổ ngồi từ Saigon về tới phi trường của tỉnh rồi phải thuê xe lôi (một loại xe kéo bằng xe gắn máy, hình như ở miền tây nam bộ mới có và bây giờ không còn nữa) đi sâu vào khoãng 18 cây số nữa. Dạo đó em là một con bé tỉnh thành lần đầu nhìn thấy ruộng đồng “cò bay thẳng cánh”, lần đầu nhìn thấy cây lúa, lần đầu cảm nhận mình đã được hưỡng những tiện nghi của một người thành thị, vì quê em khi đó đơn sơ lắm. bạn có biết có những người gìa cả đời chưa hề xỏ chân vào đôi dép và chưa bao giờ bước lên xe. Em biết được cái chân chất cũng như vô tư của người dân quê em, trong đó có một bà cụ già em gọi là bà cô (bà cụ này là một trong những nguyên nhân từ đó em có ước muốn viết một cuốn sách về mẹ). Mẹ kể ngày xưa quê em giàu lắm (vựa lúa của miền tây mà) nhưng vì chiến tranh , người Pháp đốt phá rồi tới người Nhật (và đó cũng là một phần đưa đến nạn đói năm Ất Dậu ở miền bắc).

Mẹ kể giòng họ ngoại em giàu nhất nhì trước đó, ông ngoại em có hai người vợ vì người vợ lớn không có con, bà ngoại ruột của em sau khi sinh 4 người con thì mất sớm, bà ngoại lớn đem về nuôi dưỡng, mẹ nói sử sách, cổ tích và ngay cã đời thường nói về những người mẹ ghẽ “mấy đời bánh đúc có xương….” Nhưng bà ngoại lớn em là một trường hợp ngoại lệ, vì không có ai thương con chồng như bà ngoại lớn của em ( em không ngạc nhiên vì em chứng kiến mỗi lần đám giỗ bà ngoại lớn, mẹ em và mấy dì đều khóc dù ngoại đã mất lâu rồi). Và rồi chiến tranh tới, trước ngày đi lánh nạn ngoại em cho tiền đồng vào những cái lu (dùng để chứa nước mưa và lúa gạo) vì nhiều quá không mang theo hết được cùng rất nhiều đồ cỗ và dìm xuống những mương nuôi cá, nhưng khi quay về thì nhà bị đốt chỉ còn trơ lại nền nhà và tiền đã bị lấy mất còn đồ cỗ không lấy được người ta đập nát, mẹ em từ một cô bé con nhà khuê các chỉ trong vài ngày trỡ thành một người lam lũ, năm đó mẹ em vừa 9 tuồi. Mẹ phải tập tành làm việc ruộng đồng cực nhọc ( bây giờ em mới biết bãn năng sinh tồn là vậy) và vừa học tới lớp ba thì bỏ học.

Rồi chiến tranh cũng tạm yên và mẹ em lớn dần theo ngày tháng. Năm mẹ mười bãy tuổi trong một tiệc rượu ông ngoại hứa gã mẹ cho con trai của một người bạn thân mà mẹ chưa biết mặt và bà cụ em kể trên là mẹ của người đàn ông này (em quên nói với bạn mẹ em khi đó là hoa khôi ở trong vùng, có rất nhiều người theo đuổi trong đó có một thủ lãnh của người Việt gốc Miên thân Pháp), một tuần sau ngày ông ngoại hứa vui trên bàn rượu, ông bạn thân của ngoại kêu con trai cỡi ngựa đem quà sang biếu nhân dịp tết, nhưng giữa đường đi thì bị bắn chết. Không biết thủ phạm là ai nhưng khi đó ai cũng đoán là người thủ lãnh thân Pháp này. Ông ngoại lo sợ cho mẹ nên đêm đó cho người đưa mẹ lên SG, nhờ vậy mẹ mới gặp ba (một người mồ côi bưóc vào đời năm mười hai tuổi và năm 25 tuồi bị truy nã phải thay tên đổi họ vì chống Pháp) và nhờ vậy mới có em ngày nay ngồi viết cho bạn những giòng này. Ông ngoại em, một người giàu có, quyền lực bỗng chốc trở thành một người nghèo khổ buồn phiền nên mất, bà ngoại lớn đã già lắm nhưng hể có dịp là lên SG thăm con cháu lụi cụi mang theo từng con khô, cân gạo. Rồi bà ngoại mất mẹ không về kịp, cho tới bây giờ mỗi khi nhắc lại mẹ vẫn còn nuối tiếc điều này.

Nhưng chuyện em muốn kể cho bạn là chuyện này mà năm đó em không thể nào hiểu nỗi. Mẹ kể, sau khi sinh ông anh thứ ba của em, mẹ mới trở lại quê, ông thủ lãnh này (dĩ nhiên lúc bấy giờ không còn là thủ lãnh nữa) đã có vợ con và người vợ của ông lại là người bạn thân của mẹ em thưở nhỏ, bà cụ bây giờ lại là người thân thiết với gia đình ông . Em nhớ khi em hỏi mẹ nói mẹ cũng không biết nhưng có thể ông vì hối hận thời tuổi trẽ ngông cuồng nên bây giờ đền bù ( có lẽ mẹ muốn trong đầu óc non nớt nhưng trong sáng của em không vướng bận lòng khinh ghét nên nói đền bù vì trong thâm tâm mẹ biết không có gì có thể đền bù được) nhưng cũng có thể ông vô tội nên ông đối xữ tốt với một người già cô độc không có gì phải thẹn cả nhưng điều quan trọng là bà cô của em bà đã tha thứ cho ông nếu bà nghĩ ông đã giết con bà (điều này khi đó em nhất định không chấp nhận), còn ngược lại nếu ông vô tội thì ít ra phần đời còn lại của bà có một người con nuôi tốt. Sau này khi bà mất ông là người đứng ra lo tang lễ cho bà, và những năm cuối đời của bà khi ba em có dịp gặp bà, ba bắt tuị em gọi bà là bà nội. Cho tới hôm nay ai là người đã bắn phát súng đó vẫn còn là nghi vấn và ông vô tội hay có tội chỉ có mình ông biết.

Bạn thiết, em kể tới đây bạn nhớ người đàn ông này là ai chưa? Nhớ không? Năm mình vào SG học đại học, trong thời gian chờ đợi khai giảng mẹ dẫn em, bạn và chị TS về quê, rồi mình đi thăm gia đình người bạn thân của mẹ, ông bà đãi tụi mình một bửa ăn ê hề sau đó đưa mình vào vườn nhãn mà mỗi cây chỉ cần mình ăn một trái thôi cũng không bụng nào chứa nỗi, rồi vợ ông kể “hồi xưa mẹ con và dì đi đâu cũng có nhau, ông này (dì chỉ chồng của mình, bây giờ tụi em kêu bằng cậu năm) cứ tò tò đi theo ghẹo mẹ của con” rồi dì cười ngặt nghẽo, sao người dân quê chân chất và hồn nhiên quá. Năm 78 ba mẹ em về ở hẵn nơi đây và ông cậu năm này trở thành một trong những người bạn mới của ba em.

Bạn thiết, mình không thể nói không tin vào số phận, nếu không em không biết phãi phân tích ra sao, và em nhận thấy người xưa sống đơn giãn nên lòng người vì vậy mà vị tha hơn thời của chúng mình và chắc là hơn hẵn bọn trẻ bây giờ. Có lẽ đời sống bây giờ quá tân tiến quá tiện nghi và chính vì vậy con người có nhiều nhu cầu nên không có thời giờ đễ nghĩ đến người khác và càng ngày càng thu mình trong ốc đảo riêng mình?

Cuối cùng em muốn nói với bạn là mình rất hạnh phúc vì còn mẹ, và như em thường nói với anh em của mình “hãy làm những gì có thể cho mẹ hôm nay đễ sau nay khi mẹ không còn nữa mình không hối tiếc”


 
  TRƯƠNG THU THỦY
4/09



Further info on ngi and related to khng
Fastest SFTP, FTP and FTPS Client on the Planet, FREE GoFTP Client