Phần 4:


      Chị Chiến lại thay xe mới, đi honda wave không sang, chị đổi qua xe Attila màu đỏ rượu chát, con gái gởi bao nhiêu tiền về chị cũng làm cho nó hết sạch. Anh Chiến nhờ có thu nhập của công việc trông coi nhà cho người Sg nên cũng đủ trang trải cuộc sống, đôi khi đứa con gái út gởi riêng tiền cho anh, chờ đêm đêm anh ra nhà người Sg ngủ, chị lục tung tủ lấy hết.
     Đến phiên chị Chiến “ lên đời” bộ ngực của mình.
     Từ ngày bơm ngực cho to hơn, cứng hơn thì chị càng mặc áo rộng cổ hơn, nói chung thì bây giờ chị toàn mặc áo hai dây. Đứa con gái lớn của chị than phiền với tôi:
     - Mẹ cháu ăn mặc gì mà ghê quá, làm cháu thật xấu hổ.
     Kể ra thì bộ ngực của chị hấp dẩn thật, nó làm xốn xang biết bao nhiêu con mắt của các ông sồn sồn, chị cứ mạnh dạn phô ra cho mọi người được thấy. Thật buồn cười là chị rất kỷ lưỡng, che chắn cẩn thận từ A đến Z vào ban ngày; khi trời còn đôi chút nắng mổi khi chị muốn ra đường, nhưng rồi khi trời vừa tắt nắng thì…a lê hấp…hở hang hết mức.
     Càng ngày chị Chiến càng đi “đóng hàng” nhiều hơn, dài ngày hơn, diêm dúa hơn. Chị mang đôi giày mủi nhọn kiểu Italia, cái bụng chị to mà cái mông thì xẹp lép nên nhìn dáng người chị thật tức cười.
     Một lần tôi ra thăm đất một mình, ghé qua nhà chị chơi tôi hết hồn khi mặt chị tím bầm bị trầy mấy chổ, con mắt trái sưng húp, tay chị có một vết rách rất sâu, chị nói rằng bị té xe, nói vậy thôi chứ vết thương do bị té xe nó khác với vết thương do bị đánh đòn. Hỏi thăm xã giao mấy câu, tôi về nhà mình, đến trưa anh Chiến qua chào, tôi không giữ ý tứ mà hỏi ngay:
     - Bộ anh uýnh đòn bả hả?
     Anh trợn tròn mắt nhìn tôi:
     - Đâu có bác ba, em đâu có đánh nó, bộ nó kể với bác sao? Nó bị té xe đấy chứ.
     Tôi định nói với anh Chiến là chị ấy bị đánh đòn, nhưng thôi, cứ để cho anh sống với ảo tưỡng, với những điều mà anh cố tự lừa dối mình.
     Câu chuyện chị Chiến đi qua Vũng Tàu đánh ghen với cô bồ của tình nhân thì ai cũng biết, và chị bị cô kia đánh lại te tua, ngay chính con gái chị cũng kể cho tôi nghe. Nhưng thật tội nghiệp cho anh Chiến, anh cứ “ mủ nỉ che tai”. Lại thêm một triết lý sống của anh Chiến: không thấy, không nghe, không biết.
     Bây giờ mổi lần nói về chồng mình, chị Chiến dùng đúng hai từ: “lảo hâm”., trong lòng chị không còn chừa một chổ nào cho anh- dù là nhỏ xíu-còn khi nhắc đến người mà chị thường đi “ đóng hàng” thì chị có một ngôn từ rất ngộ nghỉnh là hắn “êm” lắm. Chúng tôi cười quá chừng khi nghe chị dùng từ “êm” để ám chỉ cho…ai kia.
     Anh Chiến vẩn xuề xòa trong cái áo thun ba lổ, cái quần xà lỏn và đi chiếc xe đạp cộc cà cộc cạch, mặc cho chị vợ tưng tưng trên chiếc Attila bóng lưỡng, người cũng bóng lưỡng đi “ đóng hàng”.

*
*     *


     Những cây trồng ngoài biển của tôi xanh um cho bóng mát nguyên cã một khu vườn, các bạn tôi chán nản, không muốn động tay, không muốn bỏ một đồng xu nào vào ngôi nhà nghỉ mát của mình, nhưng riêng tôi thì khác hẳn, vợ chồng tôi vẩn có đôi chút lạc quan, vẩn yêu quí những giọt mồ hôi đã đổ ra trên mảnh đất này, tôi trồng thật nhiều cây Bằng Lăng, Phượng, Hoàng Yến, những cây Đại sứ đủ màu, thích nhất là cây có màu đỏ tím mà ngoài xứ Huế của tôi gọi là màu Cẩm.
     Chị Chiến không qua nhà tôi nhiều như trước, chỉ có anh mà thôi. Thế nhưng có một lần vợ chồng tôi đi cùng với vợ chồng một người bạn thân, anh Chiến vừa thấy xe của chúng tôi quẹo vào sân nhà, anh lật đật chạy qua, nước mắt anh ràn rụa, anh nói mà không chờ chúng tôi hỏi:
     - Các bác ơi, em khổ quá, có khả năng vợ chồng em ly dị mất thôi.
     Chúng tôi kéo ghế mời anh Chiến ngồi để anh được bình tỉnh và kể tiếp lý do mà anh vừa nói, anh lại khóc:
     - Em bắt gặp tại trận, lúc trước hỏi thì nó chối đây đẩy, bây giờ thì hết chối rồi…nó khốn nạn lắm các bác ơi…
     Chị bạn lớn nhất trong nhóm chúng tôi từ tốn hỏi:
     - Mọi việc như thế nào anh hảy kể lại cho chúng tôi nghe, chuyện gì cũng cần phải bình tỉnh để giải quyết.
     - Vâng, hôm kia có người mách em địa chỉ nơi nó thường hẹn hò, em đâu ngờ rằng càng ngày nó càng quá quắc, nó không coi em ra gì, lúc trước nó còn sợ em nên đi xa xa, bây giờ nó hẹn gần nhà…em đến đó và nom thấy chúng nó, em lôi con vợ em về, đánh cho nó một trận nhừ xương, ấy thế mà nó chưởi em, còn đòi ly dị nữa đấy.
     Biết nói gì với anh để mà an ủi đây? Chúng tôi mổi người khuyên mổi câu, mổi người an ủi một lời cho anh nguôi ngoai.
     Buổi tối chị Chiến cho con mình qua nhắn tôi sang nhà chị, thấy người chị đầy vết trầy trụa tím bầm. Chị cũng khóc nức nở, kể lể theo cách của mình để dành phần phải về chị:
     - Bác nghỉ xem, em đang bàn tính chuyện làm ăn thì lảo ấy đến, lôi em xềnh xệch ngoài đường, từ quán nước lảo đánh em về tận nhà, lảo xoắn tóc em mà lôi đi, em nhục nhã xấu hổ lắm bác ơi, em hận lảo í suốt đời.
     Tôi nhìn người đàn bà “ lên đời” ưa đi “ đóng hàng” này mà thương xót cho anh chồng.
     Sau chuyện anh đánh chị một trận tơi bời, đây là lần thứ hai mà tôi biết, thì khi đánh đòn chị xong, anh lại nhịn chị thêm một bước nữa, lần này chị đi bằng “thang máy điện tử”, bấm cái vèo chị bay vút lên mây. Anh nói:
     - Bây giờ thì kệ nó, muốn làm gì thì làm, bao giờ nó chết; em chôn.

*
*     *


     Không biết chúng tôi phải chờ đợi bao lâu nữa để cái qui hoạch này chết đi, hoặc để cho nó thật sự thành hình trong sự thỏa thuận với người dân? Thấy để đất trống đâm ra hoang tàn thì phí phạm, chúng tôi cho người địa phương mướn giá rẻ để họ kinh doanh. Bây giờ thì nhà hàng quán ăn mọc lên như nấm, một dãy đất dọc theo ven biển dài năm trăm mét của người Sg- nói như lúc trước là làng Sài Gòn- có gần chục hàng quán với đủ các tên, tên nào cũng có chử BIỂN trong đó, này nhé: Phố Biển, Cát Biển, Biển Xanh, Biển Vắng, Gió Biển, Vườn Biển, Hương Biển, Sóng Biển…Phía bên Vũng Tàu bây giờ quá tải, chật hẹp nên khách du lịch tìm qua bên này.
     Thật sự nếu chính quyền cho phép từng người chúng tôi được quyền xây dựng ngay trên chính mảnh đất của chúng tôi như đã nói ở trên, chắc chắn rằng vùng biển này đẹp lắm lắm. Thế nhưng mấy ông chính quyền này lại rất ưa thích và ưu ái trong việc “bắt tay tính thương mến thương” với một công ty tư nhân rồi sau đó ký cho công ty này hàng loạt giấy phép để biến gần một trăm mẩu đất biển – chính xác là 93 mẩu - của 1.497 hộ dân ở xã Phước Hưng, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thành đất Qui Hoạch làm mọi người dân khóc đứng khóc ngồi, sống dỡ chết dỡ, mà cái công ty ấy nói cho thật đúng thì chỉ làm cái công việc là “cò dự án”; chuyên môn bán “ngắt ngọn” cho mấy nhà đầu tư nước ngoài. Tiền “bắt tay vui vẻ” của công ty vẫn rót đầy túi mấy “anh hai, anh ba” để có thêm được mấy cái giấy phép gia hạn hằng năm…hết giấy phép này thì đến giấy phép khác…còn những người dân có đất do chính bàn tay, khối óc; do mồ hôi, máu và nước mắt họ đã đổ ra trên mảnh đất mình dày công khai phá thì cứ nghẹn ngào đau khổ mà ngậm đắng nuốt cay.
     Hôm nay vợ chồng tôi lại chở nhau về thăm nhà nghỉ của mình, anh Chiến vẫn là người khách; bạn rất thân tình, anh là người cung cấp cho chúng tôi nhiều nguồn tin mà anh đã thu lượm được từ mổi sáng uống cà phê, mổi chiều ra biển. Nhưng hôm nay anh cho vợ chồng tôi biết những tin không vui:
     - Bác ơi, người dân như chúng em đây bây giờ khổ lắm, đất thì của mình, có sổ đỏ hẳn hoi nhưng chính quyền không cho mua bán sang nhựơng hay thế chấp ngân hàng gì hết các bác ạ.
     Rồi anh kể cụ thể hơn từng trường hợp:
     1/ Ông An có con thi đậu đại học ngành y, muốn bán bớt vài trăm mét để đóng tiền cho con đi học mà…không được.
     2/ Ông bà Cầu cưới vợ cho con trai, muốn cho hai vợ chồng son ở riêng, tách sổ cho chúng nó ít đất xây nhà…không được.
     3/ Chị Hoa có mẹ già bị bình nặng, muốn thế chấp ngân hàng cái sổ đỏ để đưa mẹ đi chữa bịnh…không được.
     4/ Người dân vùng biển sống bằng nghề đi biển, sống bám vào biển…bây giờ đòi đưa người ta lên khu tái định cư trên núi rồi còn bán lại cho dân giá 2tr/m2. Lên núi…nhìn …khỉ và mây bay…
     5/ Đất của dân mà dân không được nhúc nhích cục cựa gì hết, nhà dột cột xiêu cũng không cho sữa sang lại, cứ thế mà tạm bợ ngay trên chính mảnh đất mà mình đã đổ mồ hôi sôi nước mắt, thậm chí đổ cả máu, mất cả mạng sống.., để khai phá mới có được như hôm nay.
     Anh Chiến kể nhiều chuyện lắm, nhưng tôi chỉ có thể nhớ lại chừng ấy thôi. Đất có mặt tiền biển như tụi tôi đây, theo giá thị trường có giá từ 8 tr cho đến 10tr / m2. đất phía bên kia mặt đường hướng ra biển có giá từ 5tr đến 6tr /m2, sâu hơn nữa có giá thấp nhất cũng 4tr/m2, thế mà mấy ông lên khung giá đền bù rẽ mạt như là muốn…cướp ngang xương máu của dân, công ty xin được cái quy hoạch ấy là một công ty tư nhân chuyên môn làm “cò dự án” và chính quyền thì lại gật đầu “ừ” vì đã “vui vẻ tình thương mến thương” với “cò dự án” rồi…đơn giản quá mà..
     Lúc sau này chúng tôi không hỏi thăm về chị Chiến nữa, sợ động vào nỗi đau của anh. Chị ấy cũng ít muốn gặp mặt tôi như lúc trước, đôi khi đi ngang nhà chị, thấy thấp thoáng bóng dáng chị bên trong: đẫy đà, tròn trịa nhưng mông thì vẫn lép kẹp, chắc chị quên không nghỉ đến chuyện phải “lên đời” cho cái mông của mình.
     Khởi đầu biết về biển là công của chồng tôi, kết cuộc không muốn ra biển nữa cũng là chồng tôi, tôi phải nhường lại cho anh ấy phần kết thúc này.

*
*     *


     Cái tin anh Chiến chết đến với tôi thật là bất ngờ, theo như con anh vừa khóc vừa nói trong điện thoại là “bố cháu bị đột quy”. Tôi vội vàng gọi điện thoại để thông báo cho hầu hết “làng Sg ngoài biển” biết tin, ai cũng lặng người như không tin đó là sự thật và cũng không ai muốn nghỉ đó là sự thật.
     Chúng tôi hẹn gặp nhau ở quán sinh tố bên bờ kè kênh Nhiêu Lộc , đó là điểm hẹn hò thường xuyên của người “làng Sg”. Mổi người đưa ra một giã thiết: tại sao anh Chiến chết khi đang còn khỏe, trẻ… vì tuần trước cả nhóm chúng tôi ra chơi, anh còn ngồi cụng bia, còn vui vẻ kể thêm về đủ thứ khổ sở của người dân vùng biển khi đất bị nằm trong qui hoạch, có người còn đòi chết nếu lấy đất của họ, tất cã đều là bạn chài của anh, láng giềng của anh…
     Chúng tôi bàn tính việc phải ra viếng thăm anh vào ngày mai, ai đi sớm được thì cùng theo xe với tôi, ai bận rộn thì đi sau, nói tóm gọn lại là phải ra thăm anh lần cuối. Hôm nay chúng tôi không vui cười rôm rả như những lần trước mổi lần hẹn hò gặp nhau; những cặp vợ chồng: già có, nữa chừng xuân có, vài ba đứa còn độc thân…nhưng là những người cùng có đất ngoài biển, cũng là người của “làng Sg”. Tự nhiên ngực tôi nặng trì trì như đeo đá. Vợ tôi…là đàn bà; dĩ nhiên, đang cùng với mấy bà bạn kia nói về vợ anh Chiến, một người vợ lúc nào cũng vùng vẩy đòi “lên đời”, và khi đã lên đời được rồi thì tưng tưng đi “đóng hàng”, để cho ông chồng phải sống trong đau khổ bẽ bàng…
     Tôi xua tay nói với vợ:
     - Mình đang bàn tính chuyện ra viếng anh Chiến, mấy bà lại nói xấu vợ ảnh, kỳ quá à nghen, stop lại đi.

     Sáng ra chúng tôi phải đi thật sớm vì sợ kẹt xe. Đến nhà anh thì vừa khoảng mười giờ, nhà anh đông nghẹt người, có rạp che trên mảnh đất trống bên cạnh, chúng tôi đưa vòng hoa cườm vào thêm bao thư phúng điếu.
     Thi hài anh được tẩm liệm từ hôm qua, nằm trong chiếc quan tài kiểu Hồng Kông, mặt trên toàn bằng kiếng. Nhìn nét mặt anh bình yên thanh thản khi không còn vướng bận những nổi muộn phiền lo lắng, tôi vừa thương anh, vừa tiếc là đã mất một người bạn quê chân tình mộc mạc, đơn sơ nhưng có nhiều hiểu biết. Vợ anh đang vật vả than khóc, chị vừa rên hừ hừ như người đang lên cơn sốt, vừa kể lể đầy những lời yêu thương-không biết thật hay giả đây?-.
     Chúng tôi ra ngoài bàn ngồi uống nước trà để nghe chị Chiến kể về cái chết của anh:
     - Buổi sáng hôm kia, tầm vào lúc mười giờ, em và nhà em đang nói chuyện với nhau, nhà em nằm trên vỏng, em ngổi ghế bên cạnh, một chốc thì nhà em bảo là đi đánh một ván cờ tướng bên nhà bác Phú, còn em thì ra sau bếp thổi cơm trưa. Ấy nhưng mà chỉ một thoáng em nghe con nhà bác Phú chạy sang kêu em rằng thì là nhà em tự nhiên gục xuống bên bàn cờ tướng, em chạy sang thì thấy ông xanh như tàu lá chuối, quần dầy nước tiểu, chúng em vội đưa đi bịnh viện nhưng bác sỉ bảo rằng ông ấy đã chết rồi, phải đưa về nhà ngay…hu…hu…em đau khổ lắm các bác ơi…ông ơi là ông…hu…hu…
     Không biết những giọt nước mắt và những lời than khóc của chị Chiến có ý nghĩa gì? Hối hận ăn năn? Sợ hải lo lắng? Đau buồn cô quạnh?.có lẽ là đủ cả. Anh ra đi, phủi sạch hết mọi ưu tư phiền toái, thanh thản yên bình. Nhưng thật sự là chúng tôi tiếc lắm, anh Chiến như cánh tay mặt của người “làng Sàigòn”, bất cứ chuyện gì chúng tôi cũng nhờ đến anh: làm chòi lục giác ngắm biển, làm đường đi trong mảnh đất của mình, gia cố bờ đê tạm thời ngăn sóng, trồng cây xanh, thông tin về qui hoạch, chuyện trong làng trong xóm, chuyện khu nghỉ dưỡng năm sao của La Guna, khu resort du lịch Tây Sơn, khu biệt thự cao cấp Kim Tơ…v…v…nhiều và nhiều lắm…
     Người đàn ông đôn hậu, người bạn rất chân tình, một quản gia thật thà; ở nơi anh đều có đủ, chỉ thiếu một điều hết sức quan trong, cần thiết mà anh luôn ao ước; đó là một người chồng có hạnh phúc.
     Hầu như chúng tôi ai cũng khóc khi nhìn anh, khi thắp cho anh một nén nhang. Anh đã ra đi vỉnh viễn, tự nhiên chúng tôi cảm thấy vùng biển này trống vắng, buồn tênh, cảm giác khi xuống đây mà không có anh làm chúng tôi không còn mấy hào hứng.
     Chị Chiến thì…không có gì thay đổi, anh chết rồi, chị rộng chân để đi “đóng hàng” nhiều hơn, lâu hơn, thời gian sau này nghe đâu rằng chị đã thay người khác để “ đóng hàng”, đổi xe Nouvo đời mới nhất vì chiếc Attila đi không được hên…chị vẫn “lên đời” và vẫn sung sức mỗi lần đi “ đóng hàng”, bây giờ nhan sắc chị đang có chiều hướng tuột dốc một cách thãm hại dù chị đã mấy lần đi căng da mặt.
     Thời gian sau này chúng tôi rất ít khi ra nhà nghỉ mát của mình, tuy rằng trong chúng tôi – người làng Sài Gòn - ai cũng đều rất nhớ biển.
     Nỗi cay đắng vì: đất của mình mà…không là của mình; không là của mình nhưng thật sự lại là của mình…./.



Hồ Thủy, Saigon 01/2012