Phần 3:


      Có điện thoại của anh Chiến nhắn “các anh chị Sg” ra gấp, biển vào sâu lắm rồi. Chúng tôi, nếu ai có thể được thì tạm gác công việc lại để ra biển. Trong lòng tôi nóng như lửa đốt, mặc dù chồng tôi chạy xe với tốc độ nhanh nhưng tôi vẩn thấy chậm rì. Khi biển hiện ra trước mặt thì ôi thôi…
     Chúng tôi đứng nhìn sự tàn phá của cái gọi là xâm thực biển mà phát khóc, hàng phi lao ngã rạp xuống cát trơ cã gốc, sóng biển vào gần sát phía trong. Nguyên một dảy đất ven biển dài năm trăm mét đều chịu chung số phận như nhau, một sự tan hoang khủng khiếp.
     Thấy chúng tôi xuống, anh Chiến lật đật chạy qua, không kịp để chúng tôi hỏi chuyện, anh đã kể ngay:
     - Ba hôm trước thì biển cũng đã vào bên trong một tí nhưng em thấy cũng còn xa nên chưa báo cho các bác, sáng hôm qua thức dậy chạy ra xem thì…chết khiếp, chỉ một đêm thôi mà biển lấn vào đến mấy chục mét.
     Chồng tôi trầm ngâm suy nghĩ, còn tôi thì đầu óc khô cứng, một lúc sau anh ấy nói:
     - Anh Chiến à, anh có sáng kiến gì không? Anh từng ở biển nên kinh nghiệm hơn tụi tôi, anh nói cho tụi tôi biết đi.
     Đến lúc anh Chiến đem hết sỡ trường lẩn sỡ đoản ra nói với chồng tôi về kế hoạch làm đê ngăn sóng và sự xâm lấn của biển. Chồng tôi khen anh Chiến giỏi, thông minh, có đầu óc và đầy sáng kiến, am hiểu về khoa học kỷ thuật. Tôi nói nhỏ với chồng tôi:
     - Vậy mà bà vợ lại coi thường ông chồng, xem như đồ phế thải.
     Chồng tôi nheo mắt nhìn tôi bỡn cợt ỡm ờ:
     - Có lẽ vì ông chồng không làm cho bà vợ sướng.
     Tôi đỏ mặt la lên:
     - Đầu óc anh đen tối quá.

*
*     *


     Kế hoạch xây kè chắn sóng được thông báo lại cho tất cã những ai có đất ven biển, mọi người đều nói một câu giống nhau:
     - Anh Thành làm sao tôi làm vậy.
     Mọi việc kể như xong, anh Chiến là người được giao cho “trọng trách” trông coi việc xây kè khi những người Sài Gòn không xuống được.

     Chúng tôi nóng ruột về việc xây kè nên hai vợ chồng rất thường xuyên ra biển. Mổi lần chúng tôi có mặt, nếu không “đi buôn” thì chị Chiến vẫn qua chơi và tâm sự với tôi nhưng không nhiều như trước, không nói về những riêng tư thầm kín, mà chỉ là những lời than thở về chồng, con…về nổi mong ước khát khao… hình như chị cũng chưa vừa lòng cho lắm với sự thay đổi bên ngoài của mình, chị đanh còn muốn “ nâng cấp” con người mình.
     Lần này ra biền, suốt một ngày không thấy chị qua chơi, tôi hỏi anh Chiến:
     - Bà xã anh đâu rồi? đi vắng hả?
     Anh cười lắc đầu:
     - Nhà em nó nằm dí trong giường không dám đi ra ngoài, đã mấy bữa nay rồi. bác gái qua chơi cho nhà em vui.
     Hơi tò mò, tôi qua nhà, vào sau bếp nơi có kê cái giường, đó là nơi kín đáo nhất trong nhà anh Chiến. Chị Chiến đang ngồi trên giường quạt phành phạch, thấy tôi chị gật đầu chào. Tôi tá hỏa khi nhìn vào mặt chị…ối trời, hai cái môi của chị đỏ choét, lại sưng to tù vù, chu ra như mỏ con vịt Donal; thì ra chị ta xâm môi. Chị nói chuyện rất khó khăn, tôi chỉ nghe rỏ được một câu:
     - Tuần sau nó lành thì đẹp lắm đấy bác ạ, hết bốn triệu…
     Tôi chào người đàn bà “lên đời” để về mà lòng ngao ngán quá. Anh Chiến buồn bã và an phận khi nói với vợ chồng tôi:
     - Thôi kệ nó hai bác ạ, nó muốn làm gì thì làm, em nhịn cho êm nhà êm cửa, miễn là nó còn sống cho bố con em nhìn thấy mổi ngày là em cũng vui rồi.
     Có phải đó cũng là một triết lý sống dành cho những người cam chịu đến nổi trở thành người chồng nhu nhược như anh Chiến không nhỉ? Nếu đứng ở bên ngoài với góc độ nào đó của các ông chồng thì cho rằng anh Chiến ngu ngốc khi để yên cho người vợ quê mùa lột xác, nhưng với góc độ khác của các bà vợ làng chài thì họ ngưỡng mộ người chồng như anh Chiến vì đã cho phép vợ được “lên đời”. Ai mà không muốn từ Lọ Lem trở thành Công Chúa kia chứ? Chỉ là Dám hay Không Dám mà thôi, việc “lên đời” của chị Chiến là một bức phá thể hiện sự can đãm tột bực khi mà không phải người đàn bà chân quê nào muốn cũng có thể làm được.
     Biển vẩn đẹp dù rằng đang từ từ lấn sâu vào đất liền,vì vậy việc xây kè gặp khó khăn mổi khi thủy triều lên, trở nên chậm rì, phải chờ khi nước thủy triều rút ra xa, thợ mới làm được. Tôi vẩn tu bổ, làm đẹp thêm cho mảnh đất của mình, hoa mười giờ trồng dày đặc nở đủ màu sắc, tôi làm tiểu cảnh, đường đi bộ, đường xe hơi, nhà bát giác…ngôi nhà gổ của chúng tôi trở thành ngôi nhà đẹp nhất, các bạn tôi ra biển, họ chỉ về nhà mình vào ban đêm để ngủ, còn ban ngày họ dồn qua hết nhà tôi, vui chơi ăn nhậu, đàn ca hát xướng. Lúc này thì chị Chiến không tủi hờn khóc lóc khi người Sg xuống chơi nữa, mà chị qua lại rất tự tin, chị còn muốn cho mọi người thấy chị đẹp hơn, văn minh hơn. Thật tội nghiệp vì chị không biết rằng những lời khen tặng của người Sg dành cho chị; trước mặt chị chỉ là những lời xã giao đưa đẩy,tuy nhiên nó đã làm cho chị sung sướng, nó nuôi dưỡng tâm hồn khát khao cháy bỏng của chị, chị đâu biết rằng sau lưng mình, khi không có mặt chị; là những câu đùa cợt mĩa mai làm tôi cảm thấy xót xa cho chị. Nhưng riêng về anh Chíến; hầu như người Sg rất yêu quí anh, một cách thật lòng, đầy trân trọng.

*
*     *


     Mổi ngày biển xâm lấn vào đất liền sâu hơn, bờ kè của người Sg chúng tôi làm đã xong nhưng chỉ chịu đựng được một năm thì có dấu hiệu hư hại, một anh bạn đi “ khảo sát” cho hay là chất lượng quá kém, ciment quá ít, nói chung là anh chàng thầu xây dựng đã ăn chận vật tư, mặc dù có sự giám sát của anh Chiến cũng như thỉnh thoảng có mặt vợ chồng tôi, nhưng một bờ kè dài năm trăm mét…nó muốn ăn gian thì dễ quá, vậy là mạnh ai tự gia cố lấy theo ý mình, cùng với độ dài ven biển của đất mình. Vợ chồng tôi cũng đở mệt.
     Người Sài Gòn về mua đất xây nhà nghỉ mát ngày càng nhiều hơn, không còn đất ven biển nữa thì mua vào trong sâu một tí, miễn sao có đường đi ra tắm biển, có gió mát từ biển thổi vào là được rồi, vui rồi.
     Thật là uổng phí khi chính quyền địa phương khép chặt cánh cữa mở mang làm giàu đẹp cho địa phương mình khi không cấp giấy phép xây dựng cho dân, ai có gan làm liều thì cứ xây, một số biệt thự rất đẹp mọc lên; mặc kệ có giấy phép hay không có giấy phép, cứ xây lên để nghỉ mát, để hưỡng thụ được lúc nào hay lúc đó, cuộc đời có bao nhiêu năm đâu mà cứ phải chờ với đợi một cái giấy phép kia chứ… Ở biển thích lắm, sáng sáng ra tập thể dục, hít thở không khí trong lành, hít thở mùi muối mặn súc sạch lồng phổi, tản bộ đi qua đi lại, đi lên đi xuống xem người địa phương giăng lưới bắt cá, mùa nào cá đó, nhiều vô số kể, thích nhất là mùa lưới cá cơm, rồi cá đục, rồi thì đi “xịt” con ruốc…sản vật biển vừa đưa lên là được chúng tôi chế biến ăn ngay, đầy đủ chất bổ dưỡng, tươi xanh, ngọt lịm mùi tôm cá. Chiều lại ra bến ghe thuyền, thúng nhỏ, có cá Thu, cá nục, bạc má, tôm ghẹ… biển là thiên đường hạ giới, trong biển là vật chất dư thừa mà thượng đế ban tặng. Tôi nghỉ thế.
     Nhưng thật đáng buồn vì…khi người Sài Gòn chúng tôi muốn làm đẹp hơn, sạch sẽ hơn cho vùng biển này thì chúng tôi chỉ biết làm trong lén lút? Khi người Sg muốn xây dựng làm sao cho vùng ven biển này có một cảnh quang “ hoành tráng”, cho người già và phụ nử làng chài có việc làm kiếm thêm thu nhập cho gia đình thì lại bị cái gọi là “ Qui hoạch” của các quan trên chận lại. Muốn xây khách sạn? Không được, chờ qui hoạch. Muốn mở nhà hàng? Không được, chờ qui hoạch…v..v…
     Bao nhiêu tâm huyết của chúng tôi - những người Sg - có khã năng, có điều kiện bị chận đứng lại, nghẹt cứng. Một dãi đất ven biển vẩn còn nhếch nhác, xấu xí khi không phải ai cũng có can đãm để xây dựng cho thật đẹp, bờ kè lại bị sóng biển đánh vào làm hư hại, muốn xây cho chắc để không bị mất đất cũng không được, vì chính quyền đang siết chặt lại, không cho phép. Thật buồn cười khi chính quyền không làm được nhưng lại không cho chúng tôi- những người làm được- được phép làm.
     Người Sài Gòn chúng tôi đau xót khi thấy đất ven biển của mình ngày càng bị xâm thực thế mà đành phải chịu bó tay đứng nhìn,chảy nước mắt.
     Đến một ngày kia hai đầu đất ven biển dựng lên hai tấm pano vẽ bản đồ qui hoạch thì…coi như xong. Một công ty tư nhân muốn thôn tính đất vùng biển này, đưa giá đến bù cho 1500 hộ dân có đất sau lưng biển thì rẽ mạt, sát dưới đất, nhất là đất ven biển như của người Sg chúng tôi, nhưng khi công ty họ đem chào bán cho nhà đầu tư thì giá cao tuốt trên trời. Tâm huyết có thật sự dành cho người dân vùng biển của chúng tôi đã là bị bó tay cứng ngắt bởi một dự án chỉ nằm trên giấy của một công ty chịu khó chung chi đậm đà…
     Ba năm rồi, bờ biển bị xâm lần sâu hơn, đất bị mất nhiều hơn, chúng tôi không thể làm gì được, cứ chờ và chờ hết sức là phi lý, bất công.

*
*     *


     Dù sao thì người Sg chúng tôi, vẩn thỉnh thoãng ra biển chơi, tuy là không xây dựng thêm nhưng nổi đam mê biển vẫn còn nặng trong lòng.
     Hôm nay cả nhóm ngồi ăn tôm ghẹ, cá biển, bình luận về sự phi lí của cái gọi là qui hoạch, tiếc rẽ vì mình đang có thực lực của mấy chục người Sg có đất biển mà đành bó tay nhìn đất của mình ngày qua ngày bị thu ngắn lại, tiếc rẽ vì thành ngữ “ Góp gió thành bảo” bị chính quyền ngăn chặn, chỉ cần họ cho phép chúng tôi xây dựng thì vùng biển này trở nên xinh đẹp, văn minh đâu thua gì Mủi Né…rồi miên man câu chuyện,vui miệng nói về nhà anh chị Chiến, tôi ví von:
     - Giá như mà mấy ông chính quyền có tấm lòng thương dân như anh Chiến thương vợ thì…khu vực này được “lên đời” đẹp lắm ha.
     Một tràn vổ tay tán thưỡng câu nói đùa của tôi
     - Đúng quá rồi, thấy bà Chiến lúc này khác hẳn lúc chúng mình mới về đây mua đất, nhiều khi tôi nhìn không ra…
     - Nếu mấy ông chính quyền thức thời, cứ đề ra qui hoạch nhưng cho chúng mình được phép xây cất theo như qui hoạch của mấy ổng thì nơi đây còn đẹp hơn cả Mủi Né.
     Tôi nói ra ý tưỡng của mình:
     - Phải chi mấy ông lớn thành lập một văn phòng kiến trúc, bất cứ ai muốn xây biệt thự, nhà hàng, nhà nghỉ dưỡng, khách sạn…v…v…thì phải đến văn phòng kiến trúc của chính quyền để hợp đồng bản vẽ cho đúng với qui hoạch du lịch biển, không xây dựng tùy tiện, bat nháo, như vậy phải là hay hơn không? Ngồi phòng máy lạnh chờ mấy công ty tham lam chỉ muốn ôm đồm vơ vét của người dân thì biết đến bao giờ mới được việc? Bởi vì có được lòng dân, dân vui thì mấy ông mới được việc của mình. Nói chung thì “có qua có lại mới toại lòng nhau”. Phải trải qua Bốn ngàn năm văn hiến, ông cha mình mới đễ lại cho mình những câu châm ngôn với những danh ngôn tục ngữ, đâu phải khơi khơi mà có, đúng không?
     Lại một tràn pháo tay rào rào:
     - Đúng ra bà xã ông Thành phải là nhà diễn giải làm ngoại giao hay hùng biện gì gì đó, cho đi thương thuyết là nhất…
     Đang lúc nói cười rôm rả thì anh Chiến qua chơi, lúc này thì anh chị đã xây được một căn nhà tường lợp tole khá rộng rãi, khang trang, nhờ anh khéo dấu tiền một nơi an toàn nhất- anh không dám làm lộ bí mật.
     Mọi người mời anh uống bia, tôi nói đùa với anh:
     - Nãy giờ tụi tôi nói xấu anh đó nghe.
     Anh cười to vui vẽ:
     - Ối dào, các bác cứ thoải mái, em chả sợ.
     - Chúng tôi nói rằng phải chi mấy ông chính quyền- ví như là người chồng- còn chúng mình là dân- ví như là vợ. Mấy ông chồng thức thời như anh Chiến đây, cứ cho các bà vợ thoải mái “ lên đời” thì ai cũng văn minh, cũng đẹp hết trơn, như vùng biển này nè, mấy ông chính quyền cứ để cho tụi tôi “ lên đời” đất của tụi tôi thì nơi đây bây giờ đẹp hết biết…như anh Chiến cho chị Chiến lên đời ấy nhỉ?...
     Anh Chiến cười hết ga sau khi uống một hơi hết ly bia:
     - Các bác nói thế cũng không đúng đâu, theo em thì…em bị vợ nó ép để cho nó được tự do “lên đời”, nói thật thì ai mà không muốn vợ mình đổi mới để được xinh đẹp hơn lên…nhưng mà các bác ạ…khổ tâm lắm cơ. Em cũng muốn cho vợ em nó lên đời nhưng phải có qui hoạch đàng hoàng thì khi “ lên đời” nó mới đẹp, đằng này vợ em nó phóng một cái ào, lên đời cái rụp làm em hoảng quá.
     Sau câu nói của anh thì tất cã chúng tôi ôm bụng cười lăn, cả anh ta nữa, cũng cười sặc sụa vì câu nói đùa của mình. Hình như anh Chiến không còn đau đớn khổ sở như trước nữa, anh đã “sống chung với lũ” nên vui với lũ. Tôi nghĩ rằng anh đã biết thăng hoa nổi đau của mình để sống vui với nó. Tôi hỏi chị đâu sao anh không rủ qua đây chơi với tụi tôi, anh nói:
     - Nhà em nó có công việc bận, lúc này nó thường đi “đóng hàng” lắm.
     - Đóng hàng là gì?
     - À, nó đi thu mua nhãn ở trên Xuyên Mộc, Đất Đỏ ấy mà.
     Tôi hỏi xa hơn, riêng tư hơn mà chỉ mình tôi hiểu:
     - Bộ chị không đi buôn cá nữa hả?
     Anh Chiến hớp một ngụm bia, lắc đầu…tôi thoáng thấy trong ánh mắt anh có nỗi buồn, anh nói nhỏ chỉ mình tôi nghe - vì ai cũng đang hào hứng cầm ly bia mà “ dô…dô…”- :
     - Hết lâu rồi bác ạ, nó đi buôn cá riết rồi nhà thằng ấy nới to ra còn nhà em thì hết vốn. Bây giờ nó đi buôn nhãn, xa lắm, mỗi lần đi mất mấy ngày, hễ em có tí tiền là nó móc sạch, kêu là đi “ đóng hàng”,khi về nhà thì vốn liếng không còn. Em khổ tâm lắm, thôi, bác giữ kín cho em với nhé.
     Dĩ nhiên là tôi giữ kín dùm anh với mọi người nhưng đâu thể không kể với chồng.
     Chuyền của chị Chiến và cái từ “ đóng hàng” làm tôi liên tưởng đến chuyện đất đai của chúng tôi bị qui hoạch. Tôi ngẫm nghỉ mà buồn cười, mổi lần Công Ty kia có một mớ tiền là vội vã “ đóng hàng” đến gặp các quan lớn để được quan cấp cho một cái giấy phép: phép đo đạt, phép khảo sát, phép dựng pano vẽ hình một vùng biển của thiên đường hạ giới, rồi giấy phép gia hạn vì đã hết hạn mà công ty ấy vẩn chưa làm được gì.
     Chị Chiến có tiền liền đi “ đóng hàng” cho người tình trai trẻ thua chị chục tuổi, để được anh này trao cho chị những phút giây lên mây, còn công ty kia có tiên liến đi “ đóng hàng” cho các quan để xin được giấy phép. Cả hai đều xử dụng đồng tiền của mình để đạt được mục đích, tuy khác nhau, nhưng có một điều giống nhau là: tiền này không phải do tự tay chị Chiến làm mà có, và công ty kia cũng thế, cũng phải mượn đầu này, vay đầu nọ “ xăng xít đít đui” để đi “ đóng hàng”.
     Cuộc tình của chị Chiến cũng chẳng đến hồi kết thúc, chị làm cho chồng con chị khổ sở, điêu đứng, và công ty nọ cũng thế, không đi đến kết cuộc nên dân tình của 1500 hộ dân ngoài đó khổ sở quá chừng.

*
*     *


     Nhớ có đứa con gái kế út của anh chị được chúng tôi đưa lên Sg để phụ công việc nhà cho cô em gái quen của chúng tôi, càng lớn càng xinh đẹp nên cô em gái làm mai cho Việt kiều, đám cưới khá lớn, là một đề tài nóng bỏng xôn xao cã cái xã Phước Tỉnh.
     Bây giờ thì chị Chiến mua xe honda chạy vù vù quanh làng khắp xóm, áo quần càng ngày càng se sua diêm dúa, chị chỉ muốn làm sao cho thật nổi bật mà không cần biết rằng trông chị thật là lố bịch. Đi đâu chị cũng mặc quần Jean bó chật cứng, đáy quần ngắn ngủn xệ xuống lòi ra những khoanh bụng có ngấn, chị mang giày Adidas, và chiều chiều khi trời tắt nắng, chị đánh một bộ áo quần mõng đính, ngắn cũng cởn, hở sâu xuống để lộ hẳn một đường rãnh giữa ngực; bộ áo quần này thì người Sg chúng tôi chỉ dám mặc trong phòng ngủ mà thôi, nhưng với chị Chiến thì chị lại tung tăng hớn hở khi ra đường. Hình như càng làm cho người ta xì xầm to nhỏ ngứa con mắt thì chị càng thích thú, cái tôi trong chị được bay vút lên trời cao để chị sãng khoái nhìn xuống mọi người. Ghét hay Thương cũng đều ở trong phạm trù tình cãm của con người, cũng làm cho người ta phải chú ý lưu tâm đến, chị không làm cho người khác thương yêu quí mến mình như anh Chiến thì chị làm cho người ta ghét để mà nhắc tới chị, nói về chị, ganh tị với chị. Bởi vì chị đã dám làm cái việc mà không người phụ nử ngoan hiền đức hạnh nào dám làm.
     Anh Chiến vẫn bình dị, vẩn chân chất dù có con rể là viết kiều và con gái anh qua Mỷ, anh vẩn làm quản gia cho bốn nhà, trong số đó dĩ nhiên là có nhà của vợ chồng tôi.

*
*     *


     Chị Chiến lại đi xâm chân mày dù chị có đôi mày cong nhưng vì nó không được đậm nét, nên chị chưa vừa ý, môi chị xâm năm nào nay đã hơi phai nhạt màu, vì thế lại một lần nữa xâm tiếp, lần này là một màu đỏ chót như máu. Hình như chị…tăng đô?
     Bây giờ mổi lần hỏi thăm về sự vắng mặt của chị Chiến thì câu trả lời của anh là chị đi “ đóng hàng”, mổi lần chuẩn bị đi “ đóng hàng” chị ra tiệm gội đầu, làm móng tay móng chân, sơn đậm đen màu của Hàn Quốc, chị lấy tiền con gái gởi về rồi sau đó bịt kín mặt mủi, nhởn nhơ phóng lên xe honda đi…” đóng hàng” tận Xuyên Mộc, mấy ngày sau mới về, mặc kệ anh chồng ở nhà loay hoay nấu cơm cho con cái ăn. Tôi nói đùa với chồng tôi:
     - Chị ta đi đóng hàng hết tiền rồi mới chịu về nhà.
     Chuyện của vợ anh Chiến vì do tôi không giữ lời hứa kín miệng dùm cho anh nên trong nhóm tụi tôi ai cũng biết, tôi áy náy xin lổi anh nhưng anh Chiến cười nói:
     - Bác có lổi gì đâu, chuyện của con vợ em cả cái làng cái xã này ai mà không biết, nhưng mà bác ơi, cũng sẽ có một ngày em cho nó một trận tơi tã, chờ cho thằng con trai út của em lớn thêm tí nữa, khi cháu nó biết chuyện thì nó sẽ không trách bố nó bạo hành mẹ nó…
     Ồ, thì ra là vậy, ai nói anh Chiến dại khờ kia chứ? “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn” mà, đúng không?


     Đón xem tiếp Phần 4...



Hồ Thủy, Saigon 01/2012