Tự truyện: Hồ Thủy

Phần: I




    Những ngày sau 30/4/75, một không khí hoang mang lo lắng cho tương lai và số phận mới của mình luôn bao trùm lên tất cả chúng tôi, vì có nhiều tin đồn rất khũng khiếp: chẳng hạn như những cô giáo còn độc thân sẽ bị đem gã cho mấy ông thương phế binh vc, các cô sẽ phải đứng xếp hàng dài cho mấy ông cụt tay, cụt chân, ngồi xe lăn, sứt môi lở miệng…chọn lựa, chúng tôi sẽ như những món quà thưởng cho các ông đã bị mất đi một phần thân thể vì công cuộc giải phóng miền Nam; còn các kỷ sư, bác sĩ thì phải đi làm nô dịch: hốt phân heo, quét đường, hốt rác…càng trí thức bao nhiêu càng phải làm những công việc cực nhọc, dơ dáy bấy nhiêu. Tôi và Hằng sống trong sự thấp thỏm, hồi hộp, giống như những tội nhân bị kêu án và đang chờ ngày thi hành án vậy, mổi lần Hằng qua nhà tôi chơi, cả nhà tôi đều xoay quanh đề tài kinh khũng đó, cha mẹ tôi cùng chúng tôi ngồi bàn bạc với nhau, cha tôi hỏi ý kiến của Hằng:
    - Hay thôi; bây giờ Hằng lấy Thống làm chồng, còn Thủy lấy Khải, có chồng rồi thì họ không gả các con cho thương phế binh của họ đâu.
    Tôi không vội trả lời với cha tôi, riêng Hằng thì cô nàng chỉ xem Thống như em trai của Hằng, như Luật hay Minh mà thôi, vả lại Hằng chỉ mới biết Thống khi đến nhà tôi chơi, chắc hẳn tình cãm chưa có gì, còn em tôi thì đang yêu một cô bé ở trong cư xá…chuyện cha tôi nói chỉ là chuyện trên trời dưới đất, tôi nghỉ thế. Chiều nay khi Hằng đến chơi, vẩn là câu chuyện củ đem ra bàn lại; mẹ tôi ưa trách móc cằn nhằn cha tôi không chịu đi Mỹ để cho cả nhà phải chịu khổ, tôi rất sợ nghe những lời trách cứ, khóc lóc đó của bà, nó chỉ làm cho tâm trí tôi thêm đau buồn và khũng hoảng mà thôi, có lẽ Hằng cũng giống tôi nên khi về, Hằng hẹn với tôi ngày hôm sau gặp nhau để bàn tính công việc. Đêm nay không dưng lòng buồn quá, tôi nhìn quanh ngôi nhà cha mẹ mới mua cách đây một tuần, một căn nhà trệt; rất bình thường ở Xóm Mới, Gò Vấp, trong một con hẽm nhỏ,( nhà này rất gần với nhà của chú tôi, mà cha tôi thì chỉ thích ở gần các em của mình,) trước sân nhà có một cây mai già, một giàn hoa giấy màu đỏ và đôi ba cây kiểng củ xì, mốc meo, tôi nhớ ngôi nhà và vườn cây ăn trái của cha mẹ tôi ở Nha Trang, không hiểu tại sao cha mẹ tôi lại phải mua căn nhà nhỏ đơn sơ tồi tàn này mà không về lại Nha Trang để ở, dù sao nơi đó vẩn rộng rãi thoáng mát, thân quen êm đềm hơn, tôi không dám có ý kiến gì khi mọi việc quyết định là của ông bà, nơi đâu cũng đã bị giải phóng rồi, nơi đâu cũng là của vc…Chuyện cha tôi lập lại một lần nữa vào chiều nay làm cho tôi phải suy nghỉ, tôi không làm sao quên được cảm giác hụt hẩng khi Khải không để dành cho tôi một miếng cơm vào cái lúc mà tôi đói nhất, thèm ăn nhất, lúc tôi cần được Khải chia sẽ nhất thì Khải lại quên, tôi nghỉ Khải chỉ có thể là bạn thôi, chứ là chồng thì thật khó cho tôi khi mà tôi cứ nhớ mãi nhớ hoài…phải chăng là tôi quá ích kỷ? Tại sao tôi không thể tha thứ cho Khải nhỉ?có lẽ vì tôi không hề yêu Khải.
    Sáng nay có Dương ( bạn của Thống) đến chơi, thật buồn cười khi những thằng bạn của em trai tôi thích đến nhà thăm Thống nhưng lại là chỉ muốn gặp và nói chuyện với tôi, Dương đang nói về chuyện có một nhóm sinh viên học sinh đang tìm đường vô Bưng…tôi thích thú với câu chuyện của Dương…vô bưng cũng là một cách trốn mấy ông thương phế binh vc, không phải bị đứng xếp hàng cho mấy ông què chân cụt tay lựa chọn như lựa chọn một món đồ chơi, nhưng tôi bị cha tôi la quá trời, cha tôi cho đó là giải pháp khùng tận mạng. Buồn quá, vậy phải tính như thế nào đây? Mãi đến trưa Hằng mới qua chơi, hai đứa cứ thở ngắn thở dài mãi; cuối cùng Hằng bàn tính: sáng sớm mai hai đứa đến Sở Giaó Dục trình diện rồi về lại Pleiku nhận nhiệm sở, tiếp tục đi dạy…:
    - Ừa; thôi thì cứ quyết định như vậy đi.
    Tôi nói với Hằng:
    - Tụi mình chạy cho cố xác thì nay cũng lại quay về chốn cũ…buồn ghê Hằng à.
    Hai đứa tôi cùng thở một hơi thật dài, dài bằng đoạn đường chúng tôi đã đi trong rừng khoãng thời gian di tản, cứ loanh quanh luẩn quẩn mãi, mỏi cã chân, rã cả hồn mà vẩn không thoát ra được điều mình cố trốn chạy.Chiều xuống nhanh, hai đứa rủ nhau đi ăn chè ngoài đầu đường, cùng nhắc lại ly cà phê uống chung với Chính, Công, Thuận ở trong rừng, lúc đó ngụm cà phê thật ngon, hương vị thật đậm đà không sao mà quên được, vả lại khung cảnh chung quanh với khu rừng và giòng sông thì quá đẹp, quá nên thơ…nó trở thành một kỷ niệm đẹp tuyệt vời trong chúng tôi. Khi ra về Hằng nhắc lại:
    - Nhớ nhé, thu xếp xong chúng mình về pleiku, đi dạy mà nuôi thân chứ, rồi ra sao thì ra…
    Trong bữa cơm tối; tôi nói quyết định của mình cho cha mẹ tôi nghe, ông bà rất buồn nhưng tôi không còn cách lựa chọn nào khác hơn, sáng mai tôi phải lên Thương Xá Tax để xin nhận cấp bằng cử nhân, vì đang học năm thứ tư đại học Đà Lạt, tôi chỉ mới trình luận án là đã phải di tản rồi( văn phòng của Viện Đại Học Đà Lạt được đặt tại thương xá Tax). Đêm nay ngồi ngoài sân với Thống, hai chị em tâm sự đủ thứ chuyện, Thống không muốn tôi đi xa, tôi biết em tôi rất thương tôi, nhưng tôi lại còn thương tôi nhiều hơn, làm sao em tôi hiểu được nổi lòng tôi?, tôi đau đớn ghê lắm khi quyết định trở về lại Pleiku. Quyết định này như ngàn mủi dao cứa vào tim. Tôi nghe tiếng thở dài của cha tôi, tiếng cây quạt giấy cha tôi quạt phành phạch, tiếng mẹ tôi trở mình trên giường, tiếng con thằn lằn tắc lưởi, và tiếng lòng tôi đang thổn thức; to nhất và xót xa nhất trong tất cả mọi tiếng động của đêm nay, tôi nhìn lên trời, đêm nay không có trăng, nhưng lại có rất nhiều những vì sao lấp lánh trên không, ngày mai trời sẽ không có mưa vì đêm trong vắt, hình như đã khuya lắm rồi, những căn nhà chung quanh yên lặng,nhà nào cũng tắt đèn tối thui, hai chị em vào nhà, mổi đứa nằm một góc suy nghỉ vẩn vơ, ngày mai rồi ngày kia; và ngày kia nữa, cuộc sống của tôi sẽ trở về nơi chốn củ nhưng lại sang một trang mới, có lẻ sẽ gặp rất nhiều chông gai, đá sỏi; nó cũng sẽ làm cho tôi trầy trụa thịt da, tan nát tâm hồn theo một nghĩa nào đó như những ngày tôi di tãn ở trong rừng.
    Tôi thức dậy trể khi cha mẹ tôi đã đi lể buổi sáng sớm, vú nấu sẳn một nồi xôi và muối mè, hôm qua khi nghe tôi quyết định trở lại Pleiku dạy học, vú khóc suốt đêm, sáng nay đôi mắt vú sưng vù, đỏ ké, vú cũng phải về lại Nha Trang để giử ngôi nhà ở ngoài đó theo ý của mẹ tôi, chúng tôi lại sắp phải chia tay nhau nữa rồi, tôi không dám nói gì với vú vì sợ mình không cầm được nước mắt, tôi xách xe đạp ra khỏi nhà,( chiếc xe đạp mini Nhật cha tôi mua lại của dì tôi để cho tôi có phương tiện đi đây đi đó) lòng bồi hồi cảm thương thân mình quá đổi,vừa ra tới đầu đường thì gặp cha mẹ đi lễ về, tôi nói với hai người là tôi đến sở Giaó dục trình diện để ghi tên vào danh sách trở lại pleiku, cha tôi buồn bã gật đầu, tôi có cảm giác ông đang nhìn theo từng vòng quay của bánh xe đạp và tấm lưng nhỏ bé của tôi, tự nhiên tôi chảy nước mắt.
    Từng vòng bánh xe quay đều, quay đều theo nhịp đạp của đôi chân tôi, lòng tôi nặng chĩu, nhịp sống của Sg đã có nhiều thay đổi chỉ sau một tháng giải phóng, Saigon không còn là thành phố của thơ và nhạc, của tình yêu và hẹn hò, đã có điều gì đó làm tan vở con tim của thành phố này, tự nhiên tôi không muốn đến sở giáo dục như ý định ban đầu, dù biết Hằng đang chờ tôi ở đó. Hôm nay là thứ năm, một ngày của tháng sáu, tôi gởi xe đạp vào bãi giử xe rồi một mình lang thang trên phố, con đường mang tên Tự Do có hàng cây cao bóng mát, người mua kẻ bán không còn tấp nập như lúc trước, mà nón cối và dép râu thì quá nhiều…
    -…Cô Thủy, phải cô Thủy đó không? Cô có nhớ tôi không?
    Tôi giật mình đứng khựng lại, trước mặt tôi là một anh chàng cao cao ốm ốm, nụ cười và ánh mắt có hồn rất đặc biệt, tôi nhíu mày, đưa tay lên miệng cắn nhẹ…ah; nhớ ra rồi:
    - Anh Tấn…,đúng không?
    Anh chàng cười vui vẻ:
    - Đúng là tôi đó, cô nhớ ra rồi, cô đi đâu đây?
    - Tôi đi dạo phố, đến thương xá Tax nhưng hôm nay không có ai làm việc cả.
    - Tôi cũng đi lang thang, định kiếm một công việc gì đó làm cho vui, ở không buồn quá trời mà lại hổng có tiền xài. Cô Thủy rảnh không? tôi mời cô đi uống cà phê nhé, cô đi bằng…gì?
    - Dạ, xe đạp, tôi gởi xe ở bên kia.
    - Tôi cũng đi bằng xe đạp, thôi cứ để xe cô ở bên kia, tôi lấy xe của tôi chở cô đi uống cà phê nghen,
    Tôi vui vẻ gật đầu, chiếc xe đạp của Tấn phần yên sau không có nệm, ngồi đau ghê lắm nhưng tôi không dám than,vả lại tôi đang có cảm giác mới lạ trong lòng khi ngồi phía sau cho Tấn chở, tôi nhớ ra anh chàng này rồi…Mùa hè năm ngoái tôi không về Nha Trang với cha mẹ mà ở lại làm giám thị khóa thi Tú Tài 2, nơi tôi gác thi là trường tiểu học Pleiku, thí sinh phòng này đặc biệt toàn là lính, tôi hơi khớp khi có thật nhiều cặp mắt nhìn mình, một vài câu thì thầm nho nhỏ: cô giáo gì mà nhỏ xíu…; cô giáo gì mà hippi quá…; cô giáo gì mà mi nhon…Tôi phải hít một hơi thật sâu; cố vượt qua sự bối rối ngượng ngùng, để mà đi lên; đi xuống, đi qua đi lại với vẻ mặt thật là nghiêm nghị…khi đi ngang qua một anh chàng lính ốm nhom nhưng có đôi mắt đẹp tuyệt vời đang nhìn tôi cười cười, tôi giả bộ đứng lại; nhắc chừng: “- nè; lo làm bài đi, đọc câu hỏi, suy nghỉ thật kỷ rồi đánh dấu vào ô A B C D…” rồi tôi đi lên ngồi vào bàn giám thị, lật từng phiếu báo danh tìm tên anh chàng…ah đây rồi: Nguyễn Thành Tấn, hạ sỉ không quân, sư đoàn 6, phi doàn 118. Tôi bước xuống làm như vô tình đến bên cạnh anh ta…
    -Cô ơi cô, cô chỉ bài cho tôi với, nếu thi đậu tôi cưa cho cô nữa cái bằng…
    Tôi cà rởn:
    - Còn thi hỏng?
    Anh chàng cười cười cà rởn lại:
    - Thì tôi…cưa cho cô nữa cuộc đời của tôi.
    Tôi ngượng đỏ mặt, cứ tưởng đâu là mình ngon lắm, có thể lên mặt cô giáo với anh ta, nhưng ngược lại…anh chàng này bạo gan và dí dỏm quá.Chúng tôi đã quen nhau như vậy đó, sau mấy ngày thi Tấn thường đến tìm tôi ở nhà trọ, không gặp thì về trường Minh Đức 2 của cha Nam ở Phú Thọ, nhưng từ từ tôi cố tránh mặt… Cho đến hôm nay tình cờ gặp nhau trên phố Sg, tự nhiên nhớ chuyện cũ, nhắc lại ngày xưa, hỏi thăm nhau ngày nay và chúng tôi có chung một nổi niềm, một sự đồng cãm làm cho hai đứa xích lại gần nhau hơn. Chúng tôi kể cho nhau nghe nhiều chuyện và cười vui rất hồn nhiên. Mãi đến trưa chúng tôi mới rời khỏi quán cà phê, Tấn theo đưa tôi về nhà để cho biết nhà của tôi, hai đứa đi hai chiếc xe đạp song song bên nhau, những vòng quay của bánh xe với đôi chân đạp tròn… nhẹ nhàng như bay bổng. Tôi giới thiệu Tấn với cha mẹ và không nhắc đến chuyện về lại pleiku, cha mẹ tôi cũng không thắc mắc gì, nói chung ông bà chờ đợi tôi kể chuyện, một câu chuyện rất là mới mẻ, nóng bỏng và sốt dẻo, nhưng tôi không có gì để kể vào lúc này…
    Mới sáng sớm Tấn đã đến thăm tôi , anh chàng ăn mặc đẹp đẽ, bảnh bao với quần tây đen, áo chemise màu xanh da trời được ủi thẳng băng, chân mang đôi giày tây, cái yên sau bằng sắt của chiếc xe đạp được thay bằng tấm yên bọc nệm rất êm, Tấn rủ tôi đi ăn sáng, hai đứa thả bộ ra đầu chợ Xóm Mới ăn bún riêu, sau đó Tấn mời tôi đi ăn kem ly…Với chiếc xe đạp cọc cạch anh đã chở tôi đi khắp cùng phố phường SG, hết con đường này đến con đường khác, quán cơm bụi và cà phê vỉa hè là nơi dường chân của hai đứa tôi mổi khi đói cần ăn và khát cần uống. Như một thời khóa biểu được lập sẳn, ngày nào cũng như ngày nấy, Tấn đến thăm tôi và điều đó trở thành một thói quen không thể thiếu đối với chúng tôi, tôi không còn một mảy may nào nhớ đến lời hẹn với Hằng: cùng về lại Pleiku dạy học…Pleiku trở thành một nơi chốn xa xôi, chỉ còn lại trong ký ức.
    Sáng nay Tấn đến, cha mẹ tôi không dám có ý kiến gì về cuộc tình mới đang manh nha chớm nở trong tôi, hai người tỏ ra rất quí người bạn mới( nhưng mà củ) này của tôi, tôi rủ Tấn qua nhà chị Bích chơi, chiếc xe đạp với những vòng quay tròn mọc cánh…Qua nhà chị Bích phải đi đò, nước sông mát rười rượi, gió thổi nhè nhẹ hiu hiu, chỉ có chị Bích và Khải ở nhà, chị Bích nói Hằng giận tôi thất hẹn làm Hằng chờ suốt buổi sáng hôm đó, Hằng không còn tin vào lời hẹn của tôi nữa, cô nàng sẽ tự đi một mình, còn Khải nhìn tôi, cái nhìn vừa trách móc vừa chua xót, đôi mắt Khải nói lên rất nhiều điều và tôi đọc được những điều đó; nhưng tôi cứ làm như vô tình không biết.
    Lại có những tin đồn bất lợi cho những nam sinh viên, theo như lời đồn thì: mấy anh con trai còn độc thân ở trong thành phố phải đi nông trường cuốc đất trồng cây, cha mẹ tôi sợ cho đứa con trai út nên về Quảng Biên mua một mảnh vườn, cất một nếp nhà tre lợp lá nho nhỏ xinh xinh, và cho Thống giã bộ đi làm rẩy vì Thống đang học Văn Khoa năm thứ 3 thì giải phóng…nói chung tất cả đều là sợ và sợ, ngôi nhà ở xóm mới giao lại cho tôi trông coi, nhờ chú thím Trọng tôi có nhà ở tận cuối con hẻm chăm sóc tôi. Nhà của Tấn có một xưỡng cưa trên đường Hương lộ 14, Tấn đưa tôi về chơi cho biết nhà, ba má Tấn là những người miền Nam; chất phát, hiền lành, đôn hậu. Chiếc xe đạp với yên xe êm ái và những vòng xe quay tròn đưa tôi đến nhà những người bạn của Tấn, đến những rạp ciné… thời gian vun vút tựa cánh chim bay; tôi trở nên mới mẻ, tôi không còn là tôi của ngày xưa, tôi của ngày xưa đã đóng lại và sang trang, tôi vui cười hớn hở, tôi hồn nhiên yêu đời ngồi phía sau để Tấn chở đi khắp nơi.
    Cứ lang thang rong chơi với nhau mãi cũng chán, vả lại đâu có tiền để mà đi chơi hoài, hai đứa tôi rủ nhau mở quán cà phê ngay trong sân nhà của tôi, giàn hoa giấy trở thành mái che tự nhiên và thật nên thơ nhờ sự khéo tay của Tấn với những sợi giây kẽm giăng chéo qua hàng rào cho những cành hoa giấy có chổ tựa phủ mát cả một khoãng sân. . Tấn về nhà lấy mấy lóng cây tròn nhỏ cưa ra, đóng mấy cái chân làm ghế, mặt bàn cũng bằng những lóng cây tròn nhưng to hơn, cưa mỏng, đánh bóng bằng giấy nhám, anh mang giàn máy Magnetophon của anh ấy đến nhà tôi với rất nhiều băng nhạc Việt lẩn ngoại quốc. Tôi bán chiếc xe mini vespa cha tôi cho khi vào Đại Học, xe bị hư - vì ông anh họ mượn xài xã láng - nên phải bán rẻ, số tiền bán xe tuy ít ỏi nhưng cũng đủ để làm vốn: hai ký cà phê, năm ký đường, năm hộp sữa, hai chục ly, muỗng, phin, bình trà, ấm nước…và mười ký lô gạo, thế là chúng tôi có được một quán cà phê nhạc rất nghệ sĩ và nên thơ. Hai đứa tôi đặt tên quán là Cà Phê Vườn Tóc Tiên…Có lẽ vì sự mới mẻ, vì cô chủ quán xinh xinh mà quán thật đông khách, có những đêm trời mưa khách vẩn cứ đến, họ ngồi nép vào hàng hiên và núp mưa dưới giàn hoa giấy. Chú thím Trọng sợ mang tiếng có đứa cháu gái bán cà phê nên cứ mổi lần quán đông khách là đi báo dân quân, thế là mấy tên dân quân xách súng đến nhà tôi bố ráp, hạch xách kiểm tra giấy tờ của khách, tịch thu mấy băng nhạc, kết tội là quán có nhạc vàng phản động… có hôm anh Tấn phải nhảy qua nhà hàng xóm trốn nhờ. Khách họ ngại khi đang uống cà phê, nghe nhạc mà cứ gặp phiến phức nên dần dần thưa vắng. Quán Tóc Tiên không sống được lâu, vốn liếng vơi dần lại còn bị chú thím lén thưa gởi hoài; cuối cùng hai đứa phải dẹp tiệm, tôi buồn ghê lắm khi nhìn quán cà phê của mình với bao nhiêu tâm huyết và hạnh phúc bị đóng cửa, tôi không biết mình có giận chú thím không ? nhưng hình như tôi hận lắm.Tấn rủ tôi về nhà anh ấy ở, tôi đi luôn theo anh ấy không một chút đắn đo, bởi vì lúc này tôi không muốn bận tâm suy nghỉ về bất cứ điều gì, tôi chỉ muốn buông trôi vì quá mỏi mệt và chán chường cho cái gọi là “ máu mủ tình thâm”. Tôi gởi chìa khóa nhà cho chú thím, và nói với chú thím Trọng là tôi đi “theo trai”. Chú thím bỉu môi chê tôi là đứa con gái “ hư thân mất nết.” Tôi mặc kệ, tôi đang muốn sống cho chính mình.
    Mọi chuyện không ngờ lại trở nên tốt đẹp, ba má anh Tấn thương tôi và muốn cưới tôi cho Tấn, còn riêng Tấn thì hiển nhiên là rất muốn điều đó rồi. Tôi về Quãng Biên báo tin cho cha mẹ biết, hai bên gia đình gặp nhau bàn tính công chuyện của “ đôi trẻ”. Mọi việc diển ra suông sẽ và đơn giản, trơn tru như vòng quay của bánh xe đạp. Tôi sắp lấy chồng, sắp làm vợ; nghe cũng ngồ ngộ, vui vui, là lạ thế nào ấy, một cảm giác mới mẻ; bay bổng mà tôi chưa từng có, chấm dứt những tháng ngày sống trong bóng mờ của nhớ nhung và kỷ niệm, của hoang mang và lo lắng, tôi đang xé toạt bức màng the màu xám mờ mờ ảo ảo mà bấy lâu nay vẩn cứ chao qua đảo lại trong đôi con mắt mình, giống như một người bị bịnh cườm lâu năm vừa mới được giải phẩu.



(*) Đón xem Phần II