LỚP HỌC CỦA TÔI 

LÊ QUÝ

Trong cuộc đời, nhất là vào lúc khi tuổi đã trên sáu mươi như tôi, có nhiều chuyện mình nhớ-nhớ, quên-quên, chuyện mới hôm qua mà hôm nay bỗng dưng quên bặt. Tuy nhiên, có một điều khó làm cho tôi quên được, có lẽ còn nhớ rõ như in nữa là đằng khác, đó là những hình ảnh và câu chuyện về lớp học của tôi..... Lớp Đệ Thất A, niên khóa 1960-1961.

Gọi là lớp Đệ Thất và thêm tỉnh từ A đằng sau, chỉ là để phân biệt một lớp đệ thất khác là Đệ Thất B. Vì nhà trường lúc ấy là trường tân lập, chỉ mới có hai lớp đệ thất ( lớp 6 bây giờ). Lớp của chúng tôi dạy sinh ngữ Anh gọi là lớp A, còn lớp B là dạy Pháp văn. Chứ chữ A, B không phải như thường được dùng cho các lớp ở Trung Học Đệ Nhị Cấp: ban A là ban vạn vật( sinh vật), ban B là ban toán.

Khi thi vào lớp đệ thất này, cũng khá gay go. Tôi may mắn được đậu ở vị thứ tám mươi mấy, trong lúc học trò được tuyển chỉ khoảng 100 người cho hai lớp. Mặc dù trong kỳ thi tiểu học năm đó, tôi đã đổ đầu tỉnh Pleiku với số điểm 96; nghĩa là dư trên số điểm đòi hỏi thí sinh được đậu tới 36 điểm. Nhưng với kỳ thi tuyển vào lớp đệ thất này, thì thật là hú-hồn! Tôi đậu là một điều may mắn !...

Từ đây cuộc đời tôi thay đổi. Bạn biết không, ở trên các lớp học của Trung Học này lạ lắm. Học sinh thì người nào cũng ăn mặc sạch sẽ, tươm tất. Con trai thì mặc áo trắng quần xanh. Con gái thì mặc áo trắng dài, quần trắng. Con trai chân thì mang giày và con gái mang guốc hay xăng-đan trông rất sang. Chúng tôi bỗng thấy lớn hẵn lên; không như những ngày còn ngồi lẹt- đẹt ở dưới tiểu học của những tháng năm lớp ba, lớp bốn. Một lớp học thì có nhiều thầy giáo, cô giáo dạy trong cùng ngày; chứ không chỉ có một ông thầy, hay cô giáo vĩnh-viễn quanh năm. Mỗi thầy, mỗi cô, mỗi vẻ, mỗi cách . Chao ôi, sao mà đẹp, mà sang quá! Mỗi giờ học thì có trống điểm thùng. Học trò được nghỉ giải lao năm phút để đổi thầy giáo và môn học. Cảm tưởng lúc ấy của tôi, một chú thiếu niên nhà quê mới ra tỉnh, ngớ-ngẩn tò-te! Thấy sao mà văn minh, sao mà hấp dẫn thế! Các bạn sống ở tỉnh thành, trong nhà có anh, có em đã bước chân lên trung học hay cao hơn thì chuyện ấy là chuyện cũ mèm, xưa như trái đất. Chứ như tôi , một cậu bé đậu được cái bằng tiểu học từ vùng dinh điền Phú Mỹ nằm cách tỉnh lỵ Pleiku khoảng hai mươi cây số, mới đun đầu ra tỉnh để xin vào học lớp đệ thất thì cái gì cũng mới lạ, cái gì cũng tân- kỳ cả.

Tôi thưa với các bạn , tôi là một thằng bé nhà quê. Nhà quê từ cách ăn ở, tiếng nói cho đến dáng cách của mình. Trong lớp, mỗi lúc trả bài hay trả lời các câu hỏi của các thầy, cô thì tôi phải bắt đầu bằng câu, “Dạ thưa thầy.....” cứ dạ thưa thầy dài dòng , nặng trĩu, thay vì “thưa thầy “ nên các bạn trong lớp Đệ Thất A của tôi cười ồ lên mỗi bận tôi nói năng, thưa gữi gì với các Thầy, Cô. Ngay cách ăn nói này cũng làm tôi e thẹn đỏ mặt, tê người. Chàng thiếu niên, con trai trong tôi khổ sở quá ! Khi cả lớp, nhất là mấy chục cô con gái cùng nhìn về phía tôi, như chế nhạo, như chọc quê, làm sao mà không mắc cở, không tê buốt tim, gan mình cho được! Nhưng tránh làm sao được bạn ơi, tôi vốn bị thất học kể từ khi cha tôi lìa bỏ quê hương, nơi chôn nhau, cắt rốn của Người. Lìa xa vùng đất khốn nghèo, đầy thương khó ấy, đi vào miền Nam,với những ngày tháng trôi dạt, lang-thang, tương lai gần như vô định của một nguời nông dân giữa những thị thành xa lạ miền Nam. Xa lạ từ cách ăn nếp ở, từ sự sống,đến việc làm. Thân phận ông, cũng như gia đình tôi chẳng khác nào như một cành củi khô lạc giữa dòng... sông định-mệnh. Như trong :

“Sống cuộn tràng-giang buồn điệp-điệp
Con thuyền xuôi mái nước song-song
Thuyền về nước lại sầu đôi ngã
Củi một cành khô lạc mấy dòng....”

Huy Cận.

Thời gian ấy, tôi phải ở nhà và học chữ Nho trong mấy năm trời, vì nơi gia đình chúng tôi mới định cư chưa có trường học. Ngày ngày cứ ngồi xếp bàn ( bán già) trên bức phản gỗ ê-a “ Thiên hữu thiện nguyện thiên tất tri chi...”. và cứ thế mà tụng qua nhiều năm tháng. “Tiên học lễ, hậu học văn” là câu học nằm lòng, nên nói cái chi cũng phải thưa , phải trình. Đối với tôi, “ quân, sư, phụ tam cang giả...” nên nói thiếu chữ “dạ” đằng đầu là một thất lễ lớn. Và lại nữa, cái giọng Qủang Trị của tôi vừa nặng, vừa to, nên dễ gây tức cười , gây chú ý cho bạn bè trong lớp. Nhưng rồi, một thời gian sau, tôi biết những người bạn cùng lớp của tôi, ai cũng nhìn tôi với vẻ thương mến, cảm tình và tất cả tôi cũng quen dần, đánh mất những e-ngại, mắc cở ban đầu. Tất cả chúng tôi cùng vui theo tuổi thơ ngây, theo dòng chảy ấm nồng, thân thương của lớp học..

Lớp Đệ Thất A chúng tôi là lớp được mở ra vào năm thứ tư kể từ khi ngôi trường Trung Học Đệ Nhất Cấp đầu tiên của tỉnh Pleiku được thành lập. Khi lớp chúng tôi bắt đầu thì đã có ba lớp đàn anh, đó là những lớp: đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ. Gía trị học vấn vào lúc ấy là những năm đầu của một thập kỷ hoà bình của Việt Nam, kể từ năm 1954 khi Hiệp định Geneve chia đôi hai miền. Những ai học được tới đệ tứ là đã kể như người có học. Vì trước năm 1954, những ai đậu được bằng diploma (thành chung), mảnh bằng sau khi học hết lớp đệ tứ rồi đi thi và đậu được thì có cái bằng này, kể như là một người sẽ chắc chắn có danh phận trong xã hội. Còn thời năm 1960, nếu ai đậu được cái bằng sau khi học lớp đệ tứ thì được gọi là đổ bằng Trung Học Đệ Nhất cấp. Anh ta có thể được tuyển vào học một khoá sư phạm vài tháng để được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của một trường tiểu học,gồm các lớp năm đến lớp nhất, còn gọi theo cách sau này là lớp một , hai, ba, bốn, và năm. Lương của vị hiệu trưởng đó là khỏang trên bốn nghìn đồng mỗi tháng. Mỗi chỉ vàng thời đó giá cũng chỉ bốn tới năm trăm, mỗi người lính binh nhì thời đó lãnh lương khoảng 519 đồng . Họ có thể sống cùng vợ và hai con không đến nỗi túng thiếu. Có nghĩa là giá trị các học vị thời đó rất được trọng vọng. Ngoài ra, nếu những ai không muốn làm thầy giáo hay công chức, thì có thể nộp đơn xin theo học các trường vỏ-bị như Đa Lạt, Thủ Đức để trở thành những sĩ-quan cấp bậc chuẩn uý, thiếu uý trong Quân Lực Việt Nam Cọng-Hoà.

Miền Nam với một chính thể cởi mở, hướng vọng nhân bản, dân chủ và tự do. Thế hệ của chúng tôi, những thiếu niên sinh ra trong thời kỳ khói lửa, nhưng may mắn khi vào tuổi thiếu niên thì đất nước được thanh bình. Chúng tôi bước vào ngưỡng cửa trung học lòng chan-chứa, say sưa với những khúc nhạc tả cảnh được mùa, như “ Về thôn xưa ta hát khúc hoan ca.... ”, hoặc đón hưởng những mùa nắng mới đẹp mơ-màng của Miền Nam hay trăng thanh gió mát rọi xuống khắp nẽo quê hương như “Đây phương Nam, đây ruộng Cà Mau no lành. Có tiếng hát êm-đềm trong suốt canh thâu..”. Chúng tôi, với tâm hồn thơ- ngây hân-hoan bước vào lớp học trong những ngày ấy. Các Thầy, Cô giáo chúng tôi trong niềm vui tương-tự, đã háo-hức với những hoài-bão, những tâm-tư của những người trí-thức mong mang những tinh-hoa của tân học thu nhập được từ nền văn- minh Tây- Âu để truyền tụng lại cho đàn em, những học trò của mình. Những tâm tư òa vỡ một thời của thế-hệ Tư-Lực Văn-Đoàn, Nam-Phong Tạp-Chí...nghĩa là những thanh niên Tây học, những sứ-giả du học từ Tây phương trở về, yêu cầu chúng ta phải làm như Loan trong Đoạn Tuyệt, hãy đứng lên đòi hỏi nhân-cách của con người. Bất cứ ai, dù cho đàn ông, đàn bà, đã là con người thì đã có nhân-vị phải được kính trọng. Thế kỷ hai mươi đã đến! Thầy, Cô chúng tôi là những sứ-giả trong phong trào canh-tân, đã theo bước chân của Nhất-Linh, Khái-Hưng, Phạm-Quỳnh, Hoàng-Đạo..... để cổ-vũ một cuộc cách-mạng cần thiết trong xã-hội Việt-Nam. Chúng tôi được dạy không tiếp tục làm nô- lệ, không tiếp tục a-dua theo nếp sống nô-lệ trong tâm hồn mình, trong nhân-cách mình, trong gia đình mình, và ngoài xã-hội. Chúng tôi được các Thầy , Cô chúng tôi trao truyền hãy lên đường, không chần-chờ nữa! Hãy lên đường, hãy dấn thân cho sự tiến-bộ, cho cuộc trung-hưng của Tổ-Quốc Việt-Nam thân yêu! Khổng Gíáo, nền văn-hoá cổ-kính đã xây dựng một nền văn-hiến cho đất nuớc đã mấy ngàn năm, nhưng Thầy, Cô chúng tôi đã bảo các em đừng nhắm mắt lại mà theo người đi trước. Mỗi con người, mỗi cá nhân có nhân cách, có cá tính riêng mỗi người. Mỗi thời đại cần có những khám phá tân kỳ cho nhân loại, cho đất nước. Mỗi con người cần học tập, cần làm việc để đem lại những mới lạ, tươi-trẻ cho cuộc đời. Chúng ta phải tìm hướng đi cho chính mình. Chúng ta phải suy tư, phải biết đặt lại các giá tri của các vấn đề. Trong những cái đúng của Khổng Học thì cũng có lắm điều sai, chẳng hạn như câu nói “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” Thầy chúng tôi diễn nghĩa, “chỉ một người con trai thì gọi là có, nhưng dù mười ngưới con gái thì cũng kể như là không”. Các em ơi, tại sao thế? Tất cả mọi người dù nam hay nữ cũng đều là con người, thì tại sao, lại kỳ thị người đàn bà, con gái đến thế! Các em có biết không, Chế độ thần-giáo ở các nước theo Hồi-Gíáo ở Trung-Đông, Phi-Châu, Ả-Rập....người ta đã coi đàn bà như những đồ vật, là của-cải của đàn ông. Họ không coi đàn bà là những sinh-linh, là con người có tất cả những đặc-tính, có nhân-vị như họ. Nghĩa là không có sự bình-đẳng giữa đàn ông và đàn bà. Đàn bà như một phương-tiện để đàn ông giải-trí. Kinh Koran do Tiên-Tri Muhammad được mặc khải từ Allah cho phép người đàn ông được cưới bốn người vợ. Ngoài ra, người đàn ông nào có quyền thế, giàu có thì được quyền có một số người phục dịch là phụ nữ và có một số vợ nhỏ. Những người phụ nữ này được nhốt vào một nơi cách biệt gọi là “harem” hay hậu cung chỉ để phục vụ đời sống sinh lý cho người đàn ông đó mà thôi. Họ còn bị canh giữ bởi những hoạn-nhân, tức là những người bị thiến, để tránh khỏi những lang chạ với các người đàn ông khác. Chúng ta, những con người nếu gọi là hiểu biết, có tâm hồn, biết xót-xa trước cảnh đau-đớn của con người như trên, thì không thể thờ-ơ, không thể nhắm mắt cam-chịu khi người ta đã hành-hạ những người mẹ, người chị, em, bạn bè, những thiếu nữ tính-tình hiền hậu, những bông hoa tươi đẹp sẵn sàng đem lại hạnh-phúc, nụ cười cho cuộc đời trong ngục tù tàn-bạo, nhục-nhã nhân-cách như trên !.!.!...”

Thầy, Cô chúng tôi nói tiếp ,{ các em ơi, sao, thế nào...??!!!..., chúng ta có thể ngồi yên được trước cảnh họ đã đối xử với con người nhự súc vật , đã tàn-bạo hành xử giữa con người với con người một cách vô lương-tâm. Người quân-tử, kẻ anh-hùng “giữa đường” gặp cảnh bất bình mà tha hả?! Làm ngơ làm sao được phải không các em!.....”.Khi thế giới còn những bọn dã-man, tàn-bạo và mình còn khả năng chống lại chúng mà không dám chống thì đó là tội ác. Đó là câu nói của Eric Maria Remarque đó các em ơi! »}

Thầy, cô chúng tôi tràng-giang đại-hãi. Cả gái, cả trai, cả lớp chúng tôi ngồi im phăng- phắc trong những giờ phút trao-truyền tâm-tư này. Lòng chúng tôi xúc-động như muốn khóc. Như muốn đem hết sinh-khí của đứa con trai, con gái để làm một điều chi hữu-ích cho đời. Và điều gì cần làm và làm như thế nào thì chúng tôi chưa thể biết được. Với một chú bé tuổi mười lăm, thật thơ-ngây, thật thật-thà, chất-phác, chỉ mới nghe Thầy, Cô nói đã vội muốn tuốt kiếm ra, còn chém ai, vì lý do gì thì chưa biết. Thật buồn cười, sốc nỗi !

Thầy tiếp, «  Các em ơi, bên thế-giới Tây-Phương những phong-trào đòi bình-đẳng đã được dấy lên, khởi xướng rầm-rộ từ thế kỷ Thứ Mười Chín. Những truyện ngắn, truyện dài trong phong-trào Feminism như The Story of an Hour của nhà văn nữ Kate Chopin, A Sorrowful Woman của Gail Godwin, A Rose for Emily của William Folkner đã mô tả thân-phận thiệt-thòi của phụ-nữ và họ đã thành công. Phụ-nữ đã dược bình-quyền cùng nam giới. Tất cả những công dân đất nước họ, cả nam lẫn nữ bây giờ đang một lòng đóng góp tất cả khả năng mà họ có cho tổ-quốc, quê hương của họ. Còn Việt-Nam của chúng ta thì ra sao đây ?!!!! » Câu hỏi này của Thầy,Cô làm cho chúng tôi bối- rối. Việt- Nam như thế nào là thế nào?!... Chúng tôi chẳng hiểu gì cả. Người phụ nữ Việt Nam thì tam- tòng tứ- đức. Nghe hữu lý, hữu tình quá rồi còn đòi chi hơn nữa !. Mẹ chúng tôi vẫn hiền lành một đời chiều chồng, nuôi con. Đức tính người phụ-nữ Việt- Nam chúng tôi thường nghe được ca tụng nhiều nơi trên thế giới. Rõ ràng là tam- tòng, tứ- đức: chưa lấy chồng thì theo lệnh của cha mình, nói đâu nghe lời đó, bảo gì thì làm theo lời người dạy. Lúc đến tuổi cập-kê thì cha mẹ định đâu con ngồi đấy, “Cá không ăn muối cá ươn, con cải cha mẹ trăm đường con hư”(ca dao). “Lấy chồng thì phải theo chồng, chồng đi hang rắn, hang rồng phải theo..” (ca dao). Và “gái thời giữ việc trong nhà, khi vào canh-cữi, khi ra thêu-thùa” là công, dung , ngôn, hạnh.... Nghĩ đến đây tôi thấy như vậy người vợ thì phải trung-trinh, tiết-liệt, một lòng chung thuỷ với chồng, nhưng liệu người chồng không chung-thủy với người vợ thì sao ? Một câu hỏi vừa manh-nha trong đầu tôi, thì .....người chồng có quyền «  trai thì năm thiếp bảy thê, gái thì thủ tiết một bề nuôi con”( ca dao )!!!!?!?..

Thầy tôi nhãy vào ý nghĩ ấy của tôi, « Thế còn người Việt-Nam trong hoàn cảnh như Loan trong Đoạn-Tuyệt của Nhất-Linh thì như thế nào. Tệ hơn nữa, người phụ nữ cũng phải chịu cảnh như những đồ vật, những phương tiện cho người đàn ông, chịu kiếp làm bé, làm mọn thì các em nghĩ như thế nào....Chúng tôi tỉnh giấc sau những lời giáo huấn đó của các Thầy, Cô chúng tôi.

Trong những năm Trung Học này, gồm Thầy Hiệu-Trưởng Lê Bích, và các thầy, cô là Trần Đình Đăng, Lê Tất Phùng, Nguyễn Văn Quang, Lê Thanh Mãn, Phạm văn Hùng, Trần Đình Thành, Hoàng Văn Lân, Nguyễn Văn Thành, Nguyễn thị Phước Mỹ, Lê thị Kiều Diệm, Bùi thị Thanh-Kiệm, Nguyễn thị Thúy Lan, Trần Quang (dạy Hoá, Vật Lý).

Những ngày đầu tiên những người tôi đựơc gặp trên bước đường trung học mang nhiều ấn-tượng nhất là các thầy và cô giáo. Có thể nói, họ là những thần-tượng của tôi bấy giờ. Tất cả những thầy, cô dạy bấy giờ ai cũng toát ra cái vẻ sang cả, học thức. Những nhân-cách cao vời đối với tôi lúc bấy giờ khó ai sánh kịp. Một ông thầy giáo mà có cái vẻ đẹp trai hơn tài tử xinê Vân Hùng thường đóng kịch với Kim Cương thời đó. Thầy Trần Đình Đăng cở người tầm thước. Tôi nhớ ông cao khoảng một thước sáu mươi tám, tóc dày đen, da trắng hồng, làn môi đỏ ửng, không khác chi môi cô con gái đang tuổi xuân thì. Một buổi chiều nắng vàng Pleiku rộn-rả, chúng tôi bất ngờ thấy thầy Đăng cùng bước chung trong đám học sinh từ ngã phố Diệp- Kính trên đường Lê- Lợi đến trường, Thầy như một biểu- tượng gì quá rực- rỡ, cao-sang . Chiều Pleiku nắng càng vàng làm cho mái tóc thầy càng đen, càng phản ánh gương mặt trắng hồng đẹp trai của thầy. Hai hàng lông mày của thầy dày, rậm. Hai má lại có lún đồng tiền trông thật « beau ». Hình, tướng bên ngoài của thầy trông thật quá sức tưởng tượng. Thầy chiếm nhiều nét đẹp về hình dáng của những người thanh niên, những trang nam-nhi con nhà quý-tộc. Tôi không hiểu cái đẹp của Kim Trọng như thế nào để sắc nước hương trời Thuý-Kiều yêu thương, tôn- thờ, chung- thuỷ mà Nguyễn- Du tả trong buổi chiều đi trẩy hội Thanh -Minh , riêng Thầy Đăng của chúng tôi chắc cũng không thua chi nhân-vật trong cuốn tiểu -thuyết ấy là mấy. Lại có nhiều đấng nam- nhi lợi dụng cái “mả” bên ngoài sang cả của mình để ghẹo nguyệt, trêu hoa, nhưng với Thầy Đăng thì lại quá khác. Trong những giờ vào lớp dạy chúng tôi thầy rất nghiêm-khắc, tiếng nói thì oang-oang . Mỗi lần thầy hỏi hay nói gì với chúng tôi thì như ra lệnh. Mới găp thầy lần đầu, chúng tôi tưởng là con người đẹp trai, coi bộ hào- hoa, phong-nhã này chắc cũng dễ chịu, và hay vui- vẻ, đong- đưa với học trò,nhất là với đàn bà, con gái lắm. Nhưng không đâu! Đó chỉ là một lầm- tưởng nhất thời. Thầy rất nghiêm -khắc dù với đôi mắt đen láy, đôi má lún đồng tiền nhưng chúng tôi ít thấy thầy cười bao giờ đâu, nên mỗi bận « được » thầy dò bài là chúng tôi đứa nào, đứa nấy, nhất là những lúc anh nào tối hôm trước tơ-lơ-mơ không chịu học bài kỷ càng thì có nước run lên như đứng trước vành móng ngựa.

Nhớ lại buổi học đầu tiên khi Thầy bước vào lớp, chúng tôi tất cả khoảng năm chục đứa học trò chưa ai quen ai. Ánh sáng buổi sáng Pleiku mờ-mờ lành-lạnh, phảng-phất sương bay. Thời tiết tháng chín Tây nguyên có mây xám che ngang bầu trời. Trong căn phòng lớp học Đệ Thất A chúng tôi tất cả mang một tâm- tình bở- ngở . Chúng tôi cảm thấy hân-hoan với giờ toán học đầu tiên mới lạ này. Chúng tôi không còn học những bài học số-học nữa. Mà từ nay những bài toán mang những chữ A,B,C.. với những lý- luận logic, tân- kỳ. Chúng tôi cảm thấy lớn khôn lên, to- tát và trọng- đại hơn những đứa em trong nhà hay hàng xóm còn bé- bỏng, nhỏ- nhoi của cái kiến thức tiểu- học. Chúng tôi sau khi nghe tiếng hô, toàn thể đứng dậy đón chào và được phép Thầy cho ngồi xuống. Tất cả chúng tôi im lặng, hồi- hộp đón chờ. Có thể đây là một khai mở đầu đời, một khai mở uyên- nguyên kỳ- diệu cho tâm trí thơ-dại, nhỏ-nhoi của chúng tôi.

Này nhé, giờ đã điểm! Lần đầu tiên tôi nghe thầy Đăng tuyên cáo : “ Từ một điểm ngoài một đường thẳng, ta vẻ được một thẳng song-song với đường thẳng đó, và chỉ một mà thôi ». Gịong nói thầy oang-oang, thầy nói những điều mới lạ trong đời chúng tôi chưa bao giờ biết. Cái không- khí buổi sáng hôm ấy thật khác lạ vô cùng. Cái định- đề cơ-bản đó là một khai- mở cho bộ não mít-đặc của tôi, chắc cũng cho những bạn- bè khác. Tôi thắc mắc, tại sao một điểm ở ngoài mà chỉ vẻ được một đường thẳng song-song với đường thẳng đó, và chỉ có một đường thẳng mà thôi. Sao câu nói có vẻ quyết- định, dứt -khoát và chắc-nịch đến thế. Tiếng nói của thầy sao như đinh đóng cột đến thế, âm- ba sao quá rõ- ràng, không thiếu, không dư một chữ. Tôi ngồi nghĩ, nếu ngày xưa Thiên-Thần Gabriel từ tầng trời cao do Allah sai xuống để nói với Tiên -Tri Muhammad với giọng rõ ràng, mồn-một, oang-oang thế nào thì thầy tôi bây giờ cũng đã có những lời lẽ hống-hách, uy-quyền bên tai tôi như thế. Và cũng kể từ hôm đó , âm- ba ấy đã vang-vang trong suốt những quảng đuờng trên mọi nẽo hành trình của cuộc đời tôi. Chắc các bạn đã không cho tôi là kẻ đã mang bệnh vĩ-cuồng để cường- điệu quá sá, để nói rằng các Thầy, Cô chúng tôi đã khai mở một kỷ- nguyên mới. Có thể ví rằng tất cả những bài học mà các thầy , các cô đã dạy cho chúng tôi trong những buổi sáng, buổi chiều trong những năm tháng ấy là một khai mở diệu- kỳ cho trí- tuệ của những kiếp người.

Nếu không có ai chỉ cho định- đề Euclid đầu đời đó thì làm sao tôi biết được Pythagore, Thales....những lý- luận về duy- lý trong cuộc đời...Từ định- đề căn- bản buổi sáng hôm ấy để rồi tôi tiếp- tục đi lên. Từ những lý- luận sắc- bén đó để chúng tôi tiến đến những kiến-thức cao- xa trong đời: đời không phải hai cộng với hai là bốn như đầu óc non-nớt của chúng tôi thường suy nghĩ. Chúng tôi phải nhận chân được rằng sắc bất dị không không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc. Nghe qua, tôi tưởng là một câu nói đùa! Cái gì mà có là không, không tức là có. Không chẳng phải là có, có chẳng phải là không. Bộ ông Phật muốn nói dỡn chơi sao ?!!!. . “ Some lived in it and never felt it but he knew it all was nada y pues nada y nada y pues nada. Our nada who art in nada, nada be thy name thy kingdom nada thy will be nada in nada as it is in nada. Give us this nada our daily nada and nada us our nada as we nada our nadas and nada us not into nada but deliver us from nada; pues nada. Hail nothing full of nothing, nothing is with thee....” (nada y pues nada =nothing and then nothing, người viết tạm dịch: chẳng là gì cả và rồi cũng chẳng là gì cả. Trích trong truyện ngắn A Clean, Well-Lighted Place của Ernest Hemingway).

Tức quá, chúng tôi ngày đêm về đọc, sách nào cũng đọc, ngày cũng đọc, đêm cũng đọc, khuya cũng đọc, sớm cũng đọc, bởi vì các Thầy và Cô chúng tôi bảo hãy đọc sách đi các em ơi !. Cha tôi, bác tôi dạy, « Người quân-tử một ngày không đọc sách soi gương thấy mình quá xấu- xí ». Cô giáo chúng tôi dạy, Avicenna đọc hết các đại tác phẩm của Aristotle trước khi ông mười tám tuổi. Tôi đã mười lăm tuổi rồi mà chưa đọc hết mấy quyển sách văn- dĩ tải-đạo của Ông Hồ- Biểu- Chánh có phải buồn không! Cuộc đời thì có cả duy lý và duy nghiệm nữa. Cái duy lý của Aristotle cũng được dùng để bổ-sung cho Tân-Ưóc và Cựu- Ước. Thánh Thomas Acquinas ngài đã cho rằng bên cạnh lẽ huyền- nhiệm của Thượng- Đế như lý- thuyết về Ba- Ngôi ( the doctrine of the Trinity) và sự hiện- thân của Chúa Giê-Su (the Carnation) thì những duy lý của Aristotle cũng có chỗ đứng vững-chắc của nó. Hồi- Giáo cũng có những tương tự khi những nhà Islamic Faylasuf như Al-Farabi (d.950), Averroes (1126-1198).v.v... là những người trước đó đã nghiên- cứu cái học- thuật xa- lạ của Aristotle , trong một tình-cờ của lịch-sử khi Hoàng- Đế Justinian, của Byzantine đã ra lệnh đóng cửa các trường dạy triết- học ở Athens và những vị triết- gia Hy- Lạp này không còn đất sống, phải di cư về phía Đông, khi vào đây, các tác- phẩm của Aristotle và các triết- gia khác được dịch ra tiếng Syriac, một thổ- ngữ Semitic. Từ đó, nền Triết- học Hy- Lạp dần- dần đi vào đời sống của đạo Hồi và được học- hỏi, thâm- cứu bởi những triết- gia Hồi- giáo. Vũ- trụ đối với người theo đạo Hồi từ đây không chỉ trong kinh Koran, chỉ có những mặc- khải của Allah mà thôi, mà còn sự hợp lý, suy tư cũng cho ta hiểu biết về Allah hay Thượng- Đế và sau đó họ cũng tin rằng những khám- phá trong triết- học đối với đời sống là những gì cao nhất mà Thượng- Đế ân- sủng cho con người. Nên bên cạnh sufi ( những người đồng bóng, những người suy tưởng thiền- định) thì cũng có những Ulama và Faylasuf . Từ nay chữ Mysticism, niềm tin hay kinh- nghiệm của người đạt đến tri-thức giác- ngộ về Thượng -Đế hay một loại chân- lý tâm- linh nhờ sự thiền- định hay mặc- khải độc- lâp với lý- trí, và intellectualism có chỗ đứng bên nhau, bổ- sung cho nhau.

Nói đến đây, tôi xin kể một câu chuyện để bổ túc cho giữa lý- trí và thực- nghiệm, câu chuyện này cho thấy của cuộc đời ngoài duy- lý, duy- tình, duy- tâm, ...và cũng cần duy nghiệm nữa. Trong định- nghĩa thế nào là văn- chương, thì Thầy tôi giảng, chúng ta không thể vin vào một định- nghĩa đơn giản, ngắn gọn nào đó để hiểu về văn- chương được, bởi văn- chương là một cái gì phức- tạp, rườm -rà, và tự- nhiên như đời sống và chính đời sống của chúng ta. Có phải tất cả những gì được viết ra, từ những lời cầu kinh từ xửa, từ xưa cho đến những mẫu chữ graffiti đươc vạch vẻ nguệch- ngoạc trên các bờ tường....Có phải chăng văn-chương là những bài hát, những câu truyện không được viết ra mà đã nhiều năm được ca hát hay ngân- nga trong dân gian từ đời này đến đời khác ? Liệu văn- chương có phải là King Lear của Shakespear không? Có phải văn- chương là những gì có thể đánh động được tâm- hồn của kẻ khác? Hay là nó phải nói lên chân- lý, vẻ đẹp, hay đạo- đức?. Văn chương là vị nghệ thuật hay vị nhân sinh? Thầy tôi đặt một loạt câu hỏi và người đã kể một câu chuyện thay vì trả lời cho chúng tôi.

Các em ạ, các em không thể lấy một câu định- nghĩa ngắn gọn nào, hoặc trả lời một hai câu hỏi trên mà bao hàm nỗi ý- nghĩa của văn- chương. Muốn bắt gặp được văn- chương, các em hãy đọc nó, học nó, sống với nó thì may ra các em mới hiểu được văn- chương là gì. Trong vấn đề này cô nhớ đến câu định-nghĩa buồn cười của Herman Melville, câu định- nghĩa con cá voi trong tác- phẩm Moby Dick viết năm 1851. Trong dòng tiểu -thuyết mà ông trình bày, khi nói về con cá voi, ông dùng cái định- nghĩa của Georges Cuvier, một nhà nghiên- cứu động thực vật người Pháp, người đã định- nghĩa con cá voi trong quyển Thế -Gíơi Động-Vật (The Animal Kingdom) vào thế kỷ Mười Chín như sau: “ Cá voi là một loài động vật có vú, không có chân sau”. Các em ơi, về kỷ- thuật diễn-tả thì Cuvier quá đúng, nhưng nó đã đánh mất, hay đúng hơn là còn nhiều thiếu- sót để cho người đọc hiểu nỗi thế nào là con cá voi. Melville cũng hiểu rằng muốn biết được con cá voi như thế nào không thể dựa đơn -thuần một câu nói ngắn gọn, hay chỉ một định- nghĩa mơ- hồ để mà hiểu được nó. Sự thực ở đời chúng ta muốn đạt thấu một vấn đề nào, chúng ta phải trải qua một kinh- nghiệm với nó. Các em có biết không, muốn hiểu biết và có kinh- nghiệm về con cá voi, các em hãy ra tận ngoài khơi biển cả, ở đó chính em thấy nó, sờ mó nó, chứ chúng ta không thể nắm bắt nó trong một định- nghĩa mơ- hồ như sự mô- tả ở trên. Các em có biết không, chủ nghĩa Maxism-Leninism hay Cộng- Sản cũng mơ- hồ khi các em nghe qua lời tuyên- truyền lý- thuyết, sáo rỗng như chủ- nghĩa ấy sẽ đem lại cơm no, áo ấm cho mọi người, công- bình, tự- do, và dân- chủ cho xã- hội. Cô đã sống với người Cộng-Sản, dưới chế độ của họ từ cách mạng Mùa -Thu 1945 cho đến 1954. Trời ơi! Đó là một chế độ máu đòi máu, xương tìm xương... bạo tàn. ....Chỉ có sống với nó rồi mới biết, “đoạn trường ai có qua cầu mới hay!!”(Kiều). Qua lời dạy bảo này, sau năm 1975, chúng tôi đã thấm nhuần, rả-rời với cái chính thể gọi là Công-Hoà Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam có kèm theo tiêu đề Độc-Lập, Tự-Do, Hạnh-Phúc. Chỉ có những ai đã từng sống dưới chế độ Cộng Sản, mới thấy những tuyên- truyền màu- mè vì dân, vì nước, vì sự-nghiệp giải -phóng Quốc-Gia, vì áo cơm của đồng- bào bởi Cộng-Sản Việt Nam thì mới hiểu những lời trên là bịp- bợm, lừa-dối. Chúng nói với chúng ta hạnh -phúc, thì có nghĩa là nhà tù, những trại “cải- tạo” để nhốt mấy trăm ngàn trí-thức, văn -nhân, những người yêu nước, những người bất đồng chính kiến với chúng. Tự -do có nghĩa là độc-tài, cấm đoán, có nghĩa là không cho ai được nói lên những ý kiến khác với ý- kiến của bọn họ.. Độc- lập có nghĩa là chúng nó luôn-luôn tuân lệnh Tàu, Nga. Mấy ngàn cây số lãnh- thổ quê- hương đã bị Trung- Quốc chiếm đoạt. Mấy ngàn hải-lý của cha ông ta để lại cũng đã bị đảng Cộng-Sản dâng cho Tàu. Những quần đảo Hoàng -Sa, Trường- Sa bây giờ Tàu Cộng đã lập nên quận, huyện của chúng gọi là Tam-Sa mà bọn cầm quyền Cộng- Sản Việt- Nam im- lìm, không dám phản-đối vì sợ quan thầy Trung- Cộng quấy phá không cho chúng đuợc ngồi yên trên chiếc ghế trị-vì để tiếp tục bóc- lột, đè đầu, cưởi cổ nhân-dân.

Tất cả những lý thuyết, văn chương dù cho các em có học được trong đời. Dù các em là trí-thức, văn- nhân, , tiến- sĩ, giáo- sư ...... nhưng nếu chưa có kinh- nghiệm thì sự hiểu biết đó cũng là mớ lý- thuyết suông, chưa thể áp dụng gì thiết- thực, hữu ích vào cuộc đời được cả. Ngay một người người học thức như Karl-Marl đã viết quyển Tư-Bản-Luận (Capitalism) để đánh đổ chủ- nghĩa Tư-Bản đã bóc lột ở phương Tây vào thế kỷ thứ Mười- Chín, hy- vọng đem đến cơm no, áo ấm, hạnh- phúc cho con người. Nhưng rồi kết- quả của cuộc cách- mạng đó như thế nào?. Hãy nhìn lại hậu- quả Cộng- Sản ở các nước như: Nga- Sô, Trung- Quốc, Ba- Lan, Tiệp- Khắc, Cu-Ba, và Việt- Nam ... trên những đất nước ấy hay cả trên quê- hương chúng ta đã có được một kết- quả gì như lời tuyên hứa mà chỉ thấy những nhà tù, đói khổ, kềm- kẹp, áp- bức.... Đôi khi cái kiến-thức, cái học thức đó sẽ dẫn các em vào chỗ đói khổ, tù đày, tàn- tạ như Nguyễn Mạnh Tường, năm 23 tuổi đã đổ hai bằng tiến- sĩ luật- khoa và văn- khoa ở đại học Montpellier và ông Trần Đức Thảo đã từng đổ thạc- sĩ triết ở trường École normale superieure và rồi chỉ vì nhẹ dạ, thơ-ngây tin theo lời tuyên- truyền của bọn Cộng- Sản về nước, ngõ hầu đem tài- ba, khả- năng của mình ra phục- vụ cho quốc dân, đồng-bào. Nhưng hai con cừu non đã sa vào vòng sói dữ. Cuộc đời hai ông với mấy chục năm bị gông cùm trong các trại tù cải- tạo miền Bắc Việt- Nam cho đến cuối đời không có được một bát cơm no, không có lấy một chiếc áo lành để mặc ấm. Cũng vì thiếu thực- nghiệm cho nên nhiều kẻ trí- thức thường tự- hào nhưng rất mù-quáng, nên Nguyễn Chí Thiện, một nhà thơ, một ngục-sĩ, một người đã từng sống và bị tù rất lâu dưới chế độ Công-Sản Việt-Nam đã có những lời rất đúng-đắn với một học- giả người Pháp tên Bertrand Russel như sau:

Ông là một bậc triết- nhân
Nhưng về chính- trị ông đần làm sao
Ông bênh Việt- Cộng ồn- ào
Nhưng ông hiểu chúng tị nào cho cam !
Mời ông tới Bắc Việt- Nam
Xem nô-lệ đói phải làm ra sao
Mời ông tới các nhà lao
Xem bò lợn được đề cao hơn người
Không ai kêu nỗi một lời
Mồm dân Đảng khoá đã mười mấy năm !
Xem rồi ông mới hờn căm
Muốn đem bọn chúng ra băm ra vằm
Tuổi ông ngót-nghét một trăm
Nhưng thua cậu bé mười lăm đói gầy
Về môn « Cộng- Sản học » này.
Nguyễn Chí Thiện -1968


Thầy , Cô Gíao chúng tôi cũng dạy cho chúng tôi ngoài nền triết học Duy Lý (rationalism) như trên chúng tôi còn được các người dạy cho chúng tôi triết học Duy Tâm. Duy tâm tức là chỉ có con tim mình. Con tim là nằm ngay bên tay trái mình, có bốn khoang gọi là tâm thất và tâm nhĩ để bơm máu vào cho thân thể. Khi con tim ngừng đập, thì sự sống của con người cũng chấm dứt. Về phần vật chất, con tim đã đóng phần quan trọng trong đời sống của con người. Về phần tinh thần, nó cũng đóng một vai trò vô cùng khẩn- thiết không kém vai trò vật chất của nó. Khi tâm con người mà điên loạn thì dù thân xác này chúng ta có thể vẫn còn dung nạp thức ăn, vẫn bài tiết nhưng phần ý thức không còn thì chắc rằng con người đó cũng như một vật vô tri, không có khác gì cây cỏ . Chữ Tâm là một từ- ngữ nằm trên cửa miệng thế- gian. Đối với người Viêt Nam chúng ta, từ các tôn giáo truyền thống như Khổng, Lão, và Phật Gíao, tất cả giáo lý dạy con người đều dựa vào Tâm Đạo . Tất cả mọi việc trên đời này hay hay dở, đúng hoặc sai đều lấy cái tâm mà xét . Hữu đạo hay vô đạo đều được xét đoán bằng chữ tâm cả. Mọi việc làm tốt xấu đều dựa vào lương- tâm con người. Tài ba, khôn khéo đều là thứ bỏ đi nếu không được con tim, hay tiếng lòng soi rọi. Nên Nguyễn Du có câu «  Thiện căn ở tại lòng ta, chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài » . Phật giáo là đạo mà quan trọng cái tâm con người nhất. Như «  Vạn vật do tâm tạo » . « Tác hữu trần sa hữu, vi không nhất thiết không » Khi tâm mình cho điều đó có, thì cả sơn hà, đại địa đều có. Khi tâm cho rằng không thì cả một hạt cát cho đến sợi tóc vẫn là không » Có nghĩa là « nhất thiết do tâm tạo ». Tâm của các tôn-giáo trên là tâm thương người. Tổ tiên của chúng ta không đề cập đến tôn giáo nào hết, chỉ vỏn- vẹn nói rằng đã đi theo một đạo nào đó là phải thương người , phải có lòng từ-bi, nhân ái trước đã. Phải thương người như thể thương thân. Hoặc thấy ai hoạn- nạn thì thương. Hay «  dù xây chín đợt phù-đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người ». Ấy, cái đạo của Vịêt -Nam là như thế.

Tất cả các tôn giáo sau khi du nhập và thực hành tại Việt- Nam thì đều phải thuần- phục Tâm Đạo. Nếu một tôn giáo nào đó khi đã truyền vào Việt- Nam mà không theo Tâm Đạo thì tôn giáo đó không thể tiếp tục truyền- bá, hành hoạt gì thêm được ở tại đất nước chúng ta. Các quan niệm về tôn- giáo của người nước ngoài thường rất khác với quan niệm tôn giáo ở nước ta. Thí dụ như ta thường thấy ở người Tây phương khi hai người vỏ sĩ quyền anh hay đô vật, hay ngay cả các vận động viên bóng đá khi ra sân đấu, họ thường hay làm dấu thánh-gía, cầu Chúa cho mình được thắng đối thủ. Ngay cả một số người khi đi chơi tại các sòng bài ở Las Vegas. Mỗi lần đánh họ thường cầu nguyện chúa của họ và làm dấu thánh- gía lia-chia. Họ quan niệm rằng Chúa của họ sẽ bênh- vực cho họ được thắng Chúa của người kia. Trong lúc người Việt- Nam, nếu là tín đồ Thiên Chúa Gíao thì họ vẫn nghĩ Chúa là cha chung, không bênh ai, bỏ ai. Chúa chỉ bênh những ai làm điều phải ; những điều Chúa dạy trong những điều răn, thứ nhất là kính Chúa, yêu người. Chúa đâu chấp nhận cho con của Chúa đi vào những cuộc sát phạt, giết chóc đầy ích- kỷ, tham- lam. Chúng ta cũng thấy những quan- niệm rất sai lầm của những người Tây Phương về niềm tin vào Thiên- Chúa của họ. Thí dụ như trong chế độ nô- lệ da đen ở Hoa -Kỳ. Người da trắng không đi chung nhà thờ của người da đen. Người da trắng quan- niệm rằng khi người nô- lệ da đen làm được những điều thánh thiện, giữ đúng những lời răn của Chúa thì họ cũng sẽ được lên thiên- đường nhưng là Thiên- Đường- Đen chứ không phải là Thiên -Đường- Trắng của người da trắng. Ngay cả Christopher Columbus, người đã khám phá ra Tân -Thế-Gíới, tức là lục địa Mỹ châu ngày nay. Christopher Columbus là một người rất ngoan đạo. Ông hoàn toàn tin tưởng cuộc viễn du tìm đường sang Trung-Quốc, Nhật- Bản bằng đường biển thời ấy ( 1492) mà sự thành bại , ông hoàn toàn tin theo thánh ý Chúa. (Christopher Columbus believed that what happened to him was God’s will, ). Cho nên tất cả các hòn đảo đã được ông khám phá trong cuộc hành trình này ông đều đặt tên theo các thánh của Thiên –Chúa-Giáo như Dominica, Santa Maria Galante, Todos los Santos......nhưng khi đến đảo Hispaniola và các đảo mà có người thổ dân cư trú thì ông bắt họ giam tù và biến họ thành những người nô- lệ. Christopher Columbus nghĩ rằng Chúa Trời chẳng thèm thương- xót gì những kẻ ngoại đạo cả. “...It would never have occurred to him that enslaving the Indians was wrong, since slavery was widely practiced in Europe and Africa and even in the Indies. He believed that the natives of Hispaniola and the other islands were heathens because they were not Christians, and so he didn’t think that his Christian God cared about them.” (Trích đọan đầu trang 72, chương 7, sách giáo khoa viết với tựa đề: Christopher Columbus, Admiral of the Ocean Sea, của Jim Haskins). Không chỉ một mình Christopher Columbus là người đã quan niệm những kẻ ngoại đạo như trên mà gần như xã- hội của những người theo Thiên- Chúa- Giáo Tây- Phương đều có quan- niệm như thế. Nghĩa là những kẻ không theo đạo Thiên- Chúa là tà đạo. Họ không được coi là bình- đẳng với người theo đạo Thiên-Chúa hay nói đúng hơn là có một nhân vị dưới con mắt của họ hay với Thiên- Chúa của họ. Nhưng với những người theo đạo Thiên-Chúa ở Việt- Nam thì khác. Thiên- Chúa của người Việt- Nam là ở trên nước Thiên-Đàng và Thiên Chúa cũng chính trong lòng họ ( conscience). Nếu những gì họ làm hằng ngày mà trái với lương tâm con người tức là trái với ý Thiên Chúa. Họ sẽ chịu tội. Không cần phải đợi khi chết đi hay đợi Ngày Phán Xét (Judgement Day) mà chính là sự dằn vặt ngay sau khi họ phạm phải. Nếu là một giáo- hoàng nào đó ra lệnh cho họ phải gây ra một cuộc thánh chiến (crusade) như hơn mười cuộc thánh- chiến đã xãy ra ở phương Tây, dù cho vị Đức Gíao Hoàng naò đó có mệnh danh là đại diện cho Thiên Chúa trên trời như Đức Giáo- Hoàng Urban II năm 1095 tại thành phố của Pháp tên là Clermont , ông đã đọc lời kêu gọi cuộc thánh- chiến, thì tôi không tin tín- đồ Thiên-Chúa- GíaoViệt- Nam đã tuân vâng và trả lời “God wills it” (Chúa muốn thế) một cách đầy mù-quáng và sốc-nỗi như cả chục ngàn người Thiên-Chúa-Giáo Tây-Phương đã trả lời hôm đó . Vì không có một cuộc máu chảy, xương rơi nào của nhân loại mà thuộc về Chúa hay Phật cả. Không có gì cao- cả, thánh- thiện trong các cuộc chém giết. Chỉ có những đau- thương và oán- hờn trong đó mà thôi! Không có một Đức Chúa hay Đức Phật nào muốn có “thánh” chiến cả. Hãy dở lại những điều răn dạy của Thiên-Chúa khi Jesus Christ còn ở tại thế- gian thì sẽ hiểu những điều đó. Ngài không bao giờ dạy cho ai, cho tín- đồ ngài đi chém giết kẻ khác bao giờ. Sau đây là những lời răn của Thiên- Chúa: 1-The fahterhood of God and the brotherhood of humanity;2-The Golden Rule: “do unto others as you would have others do unto you”;3-Forgiveness and love of one’s enemies. 4-Repayment of evil with good; 5-shunning of hypocrisy;6-Opposition to religious ceremonialism; 7- The imminent approach of the kingdom of God; 8-The resurrection of the dead and the establishment of the kingdom of heaven. (Trích The King James Bibble in English literature).Tạm dịch: 1-Tình của Chúa Cha trên trời và tình anh-em với nhân-loại. 2-Luật Vàng: “Hãy làm những gì đối với người khác như là người muốn kẻ khác làm đối với ngươi. 3-Hay tha-thứ và yêu-thương kẻ thù của mình. 4-Trả cho những gì xấu-xa với những điều tốt-đẹp. 5- Tránh thói đạo đức giả. 6- Hãy chống lại những nghi-lễ hình thức. 7-Hãy càng lúc càng đến gần nước Chúa. 8-Sự phục-sinh và tạo nên điều kiện để về với Nước Chúa trên Trời.

Chúng ta có thể nói, người Tây phương đã làm bất cứ điều gì miễn là canh tân, phát triển truyền giáo tôn giáo của họ. Vì họ đã quan niệm về một Thiên Chúa sai lầm, sai lầm ngay với lời dạy của Jesus Christ, sai lầm với giáo lý cơ bản của ngài, nên đã làm cho máu của nhiều lương dân chảy, đầu nguời lương dân vô tội rơi. Đã gây nhiều vết nhơ trong lịch-sử giáo-hội Công- Giáo La-Mã (Roman Catholic Church).

Đức cha Bá-Đa-Lộc, một giám- mục Thiên –Chúa-Giáo đã đến Việt- Nam trong những năm 1627 ,và cũng truyền đạo bằng phương- tiện chiến- tranh. Năm 1787, tại Pháp, ông mở một cuộc tuyển lựa khoảng 300 lính tình- nguyện và mua nhiều tàu thuỷ chở súng đạn tới Việt- Nam . Sau đây là đoạn văn được viết trong sách giáo- khoa sử của giáo- sư D.R. SarDesai của Đại-Học California, Hoa-Kỳ, nhan-đề là Việt-Nam—Past and Present:

“Among the supporters of Nguyên Anh was a French missionary, Pigneau de Béhaine, who regarded Việtnam as his second homeland . In 1787 he went to the court of Louis XVI with Nguyên Anh’s son, Canh, to seek military assistance for restoring Nguyen Anh to power. Considering the domestic preoccupation and plight of the French monarch, it was a miracle that a Franco-Vietnamese treaty was signed, providing French mililtary aid in exchange for a grant of monopoly of external trade and the cession to the French of Poulo Condore Island off the coast of southern Vietnam and the port of Da Nang. The French government directed its colonial governor of Pondicherry (in south India) to provide the military assistance, an order he failed to carry out. De Béhaine, however, raised 300 volunteers and funds in Pondicherry—enough to purchase several shiploads of arms. He arrived in Vietnam on June 19,1789, barely a month before the fall of the Bastille.” (Đoạn cuối trang 29, sách đã dẫn ở trên)

Một thí-dụ đơn- sơ , trong sáng sau đây để chứng- minh người Công-Giáo Việt-Nam có quan niệm khác hẵn.. Ông Ngô Đình Diệm, Tổng -Thống nền Cọng-Hoà đệ nhất của Việt-Nam, gia đình ông là một gia đình ba đời theo đạo Thiên- Chúa . Ông Ngộ Đình Diệm là một ngừơi vô cùng ngoan đạo. Nhưng qua câu chuyện sau chúng ta thấy một vài tiêu-biểu về những người theo đạo Thiên- Chúa Việt- Nam . Ở Huế, người ta còn nhớ câu chuyện đã có lần ông Ngô Đình Diệm đuổi một ông linh- mục ra khỏi nhà.

Một hôm, có một ông linh- mục người Việt- Nam đến thăm ông Diệm. Thường thì dưới thời Pháp thuộc, đạo Thiên -Chúa rất đươc “gần- gủi” với bọn Tây thực- dân, không ít người dựa vào Tây để truyền đạo. Ông linh- mục này cũng thuộc loại người như thế, và cũng tưởng ông Ngô Đình Diệm cũng thuộc hạng như thế. Do đó, trong khi trao đổi câu chuyện, ông linh- mục để lộ rõ ông ta là ngừơi theo Tây. Ông Diệm tức giận mời ông linh- mục ra khỏi nhà. Khi tiển chân, ông Diệm nói :” Bộ cha tưởng rằng theo Tây thì không có tội với Chúa hay sao?” ( Trích : Kể Chuyện Ngô triều, trong Nói Chuyện Ngàn Năm—Bài 2, của Hoàng Long Hải).

Nhân đây tôi cũng xin thưa rằng, cám ơn nền giáo dục của Miền Nam. Cám ơn chế độ của Tổng- Thổng Ngô Đình Diệm và các nền Cộng- Hoà của Miền Nam sau đó đã đem đến cho chúng tôi một nền giáo- dục nhân-bản. Từ suốt các chương- trình tiểu học, trung học chúng tôi trải qua. Chúng tôi đã không bị dạy căm thù, dạy chữi bới Cọng-Sản Miền Bắc, dạy phải bắn giết, dạy đấu tranh, dạy cướp giựt, dạy ăn cắp, dạy phản bội......Chúng tôi được day Nhị Thâp Tứ Hiếu, được dạy lòng từ-bi, nhân- ái đối với con người, dạy yêu quê hương qua mẹ già mình, qua chị, qua em mình , qua họ hàng, dòng tộc mình, cùng đùm bọc, cùng vươn lên sau những tháng năm nô-lệ....Chúng tôi không được dạy như trẻ con ngoài Bắc dưới chế độ Cộng-Sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo để học: Ngày hôm qua Đồng chí A bắn được 5 kẻ thù, ngày nay đồng chí ấy bắn bắn thêm 3 kẻ thù nữa. Hỏi đồng chí ấy đã bắn được tổng cộng là mấy kẻ thù. Các thầy và cô chúng tôi không dạy cho chúng tôi đặt tên các con chó là tên lãnh tụ của Miền Bắc như nền giáo dục Miền Bắc của Đảng Cộng-Sản và Bác Hồ đã dạy cho học trò của họ đặt tên cho các con chó vện, chó vàng là Thiệu, Kỳ, Khiêm.v.. v ..và v..v...Từ đó, khi chúng tôi đối diện với kẻ thù Cộng -Sản vào phá làng, phá xóm ở Miền Nam, chúng tôi vô cùng bở-ngở, chúng tôi không được trang bị lòng hận- thù, sắt máu nên chúng tôi đã thua. Có nhiều lúc chúng tôi thấy người anh em Miền Bắc của chúng tôi sao mà đáng thương thế. Vì họ quá dốt- nát, ngu- ngơ. Khi bắt được họ, thấy họ đói khát thì chúng tôi lấy cơm cho họ ăn, thấy họ lạnh- lẽo, xác- xơ thì chúng tôi cho áo để họ mặc , cho họ hút điếu thuốc capstance, đôi khi có rượu chúng tôi còn cho họ uống nữa . Ít ai mang tấm lòng muốn bắn giết họ. Đến nỗi lũ thanh niên miền Nam, những người lính Quốc Gia chúng tôi coi cuộc chiến -chinh, bắn giết này chẳng qua là một tai trời, ách nước như nhà thơ Quân đội Vỏ Bắc Sơn Miền Nam của chúng tôi đã nói lên :

“Ta vẫn hiền khô, ta là lính cậu.
Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo.
Mang trong đầu ý nghĩ trong veo.
Xem chiến cuôc như tai trời ách nước.
Ta bằn trúng ngươi vì ngươi bạc phước....”

Đó là tâm sự của người lính Miền Nam. Lính Miền Nam của chúng tôi là như thế. Vì chúng tôi được sinh ra, được lớn lên là không phải để giết người mà được giáo dục để thương người, để cứu người, để tìm cách làm giàu mạnh, phát triển quê hương. Các triều đại Đệ Nhất, Đệ Nhị Cọng Hoà chúng tôi đã làm đúng chính nghĩa, làm điều phải, nhưng không phải điều phải khi nào cũng đem lại thành công , chiến thắng cho mình. Bởi kẻ thù của dân tộc Việt Nam là một bọn người khát máu, tham tàn. Chúng được dạy bởi những hận thù, giết chóc để tranh giành địa vị quyền lợi cho cá nhân , phe đảng chúng nó.

Điều khổ-cực trong những ngày niên -thiếu của tôi là cha mẹ tôi nghèo lắm. Nghèo đến nỗi đôi khi không có đủ cơm để ăn. Cha mẹ tôi thì đã già rồi mà vốn là người nhà quê, vốn giỏi về cày sâu, cuốc bẩm ở nông thôn, không thích hợp với đời sống thị-thành Miền Nam, nên không biết làm một nghề gì để sống. Những buổi trưa đi học về, trong bụng tôi đói meo, nếu bữa nào có một thức ăn đặc biệt như mẹ tôi mua được một miếng cá hay thịt gì, hoặc một tí mực kho hay canh cá thì trên bước đường về nhà lòng tôi hân-hoan, phấn- khởi. Nhưng thường khi bước chân vô nhà , sau khi cất sách vở xong , đi tới mâm cơm nơi chiếc lồng bàn màu xanh nhựa cũ rích , tôi đã đoán được trong đó có gì. Món ăn thường lệ của nhà tôi là rau lang luột, chắm nước cá khô cơm. Loại cá khô đã lâu ngày nên đầu rơi đi một nơi, mình nằm một nẽo. Cứ ngày qua tháng lại diễn ra như thế với tuổi thanh xuân. Mỗi năm khi đến mùa tựu trường, lòng tôi sao mà lo-lắng lạ. Người ta thì băn-khoăn vì sắp gặp lại bạn, sắp gặp lại thầy, còn tôi thì băn- khoăn với những lo toan tiền đâu mà mua mười tám quyển vở học trò có bao bìa bằng giấy dầu xanh đỏ. Tiền đâu mà may hai bộ áo quần xanh, trắng đồng phục, và một bộ áo quần màu trắng lễ phục mặc vào ngày thứ hai....Và tiền đâu mà mua một đôi giày bata màu nâu, một đôi bata màu trắng. Chao ôi, nghiệt-ngả vô cùng! Có một năm bọ ( cha) tôi mượn đâu được năm chục về cho tôi để mua đôi giày . Tôi, chú bé thiếu niên ngây-ngô, ra ngoài phố nơi bán giày bata gần tiệm chụp hình Gia-Lệ góc đường Sư-Vạn- Hạnh và đường Hoàng Diệu ( nay Hùng Vương) họ lừa bán cho tôi đôi giày, đế lót bằng giấy bìa (cạc-tông). Mang về đi vài ngày sau là nó bị gãy ngay ở giữa . Mỗi bữa đi học, tôi đi chân không, xách đôi giày trên tay phải , lận trong bụng mình mấy quyển vở từ nhà tôi ở khu Đức- An đi qua ngõ Lò Bò (Lò Sát Sanh) lên Bưu-Điện , theo đường Trịnh- Minh-Thế (Trần Hưng Đạo bây giờ) qua dinh Ông Tướng Tư- Lệnh Quân- Đoàn II, tới sân vận động tỉnh thì mới mang đôi giày vô cho đến trường và khi về đôi giày cũng được mang theo lộ trình như thế. Dù cho có kiêng- cử, cẩn- thận thế nào đi nữa, tôi cũng chỉ xử- dụng nó được hơn một tuần và rồi vứt đi thì không nỡ, mà nói ra thì sợ bọ tôi la. Mà cha tôi đã chạy đôn, chạy đáo mượn đầu này,vay đầu nọ để có tiền cho tôi mua đôi giày, bây giờ món nợ ấy ông chưa đi củi , cắt tranh trả xong thì cho Ông biết làm chi cho Người thêm đau lòng, xót ruột. Tôi âm thầm khóc để nhìn nó dưới gầm giường. Tôi đau thương chết điếng tâm- hồn mỗi khi đi cà-bệt, cà-bệt trong sân trường, hay tiến về lớp học mỗi khi thầy, cô kêu lên giải toán hay trả bài trước lớp hay trên bảng.. Tôi xấu hổ, tê người khi có một cô bạn gái nào bất chợt nhìn thấy cái nghèo của tôi nơi đôi giày bị gãy, hay trên mái tóc tôi đã dài gần ba tháng rồi chưa có tiền hớt. Nhưng ở đời có ba điều khó dấu được như một nhà văn nào đó có nói: nghèo, tình yêu, và ho. Bạn bè tôi biết tôi là một đứa học trò nghèo nhất lớp. Mà nghèo thì bây giờ đâu biết làm gì, cũng không đi đâu chơi, chỉ vui với mấy quyển sách. Nhà tôi chỉ có khoai cũ, hay cơm rau để tôi ăn vô cho đỡ đói lòng, rồi tìm một góc nào đó đọc hay học thuộc lòng đi càng tốt. Và cứ thế mà học, mà trở thành con mọt sách. Nhờ đó khi đến lớp , đến trường, bài sử nào tôi cũng thuộc, bài toán nào tôi cũng giải phăng-phăng, bài văn nào tôi cũng phân tích tường tận ngọn nguồn. Thầy,Cô giáo khen, bạn bè nói thằng Quý thông minh. Tháng nào cũng đứng đầu lớp. Có những năm tôi đã được các Thầy, Cô cho lãnh giải thưởng danh dự toàn trường. Thực ra, tôi có thông minh gì đâu. Chỉ có chăm học, học ngày, học đêm. Bởi tất cả cái gì tôi cũng thua bạn bè. Thua từ cái ăn, cái mặc, thua từ giọng nói, lối chơi. Mỗi năm tôi làm khoảng hai ngàn bài toán từ các sách giáo khoa như Đinh Qui, Bùi Tấn do các Thầy Đăng, Thầy Hùng dạy cho đến các tác giả như Đặng Sỹ Hỷ, Đào Dương, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Độ.... nên khi Thầy tôi đọc đề toán ra là tôi đã biết cái bài toán giải như thế nào.

Cái nghèo đã theo tôi từ những ngày tuổi nhỏ . Ngay khi học lớp ba ở trường đạo Teresa ,Quảng Trị. Cô giáo thấy tôi mặc hòai một cái áo. Mực xanh,mực tím dính,bết tùm-lum. Có lẽ cả tháng rồi chưa giặt. Một bữa nọ trong giờ tập làm văn, cô giáo tới nơi tôi ngồi, chỉ cho tôi cách viết nhập đề. Sau một lúc, hình như cô ngữi thấy mùi hôi từ chiếc áo, tôi không nhớ rõ cô đã nói với tôi điều gì, nhưng tôi vẫn nhớ mãi câu hỏi này của cô, “ Quý nhà em giàu hay nghèo?” Câu hỏi ấy làm chạm tự ái vào cái nghèo trong tôi, tôi trả lời bằng cách che dấu, “ Dạ thưa cô nhà em giàu”. Tự nhiên đến đó cô giáo không hỏi thêm gì nữa và đi về phía các học trò khác. Một tuần sau, trong một buổi sáng khoảng bảy giờ, sau khi bán được 30 ổ bánh mì, lời được 9 đồng xong,trên đường bôn-ba, vội vả chạy về nhà để lên trường cho kip giờ vào học. Xui xẻo quá ! Tôi gặp cô giáo Seur Sen của tôi, người đi từ dòng tu Tri-Bưu lên thị xã để dạy. Tôi đang vừa chạy, vừa đi, bên vai khoác một túi không đựng bánh mì đã bán. Tôi hết đường chối cải, hay không cần một câu trả lời nào khác. Trong những ngày tháng tiếp tục cuộc hành trình vào cuộc đời khốn khó của tôi, đôi lần tôi suy nghĩ, không phải Seur Sen, Cô Gíao Lớp Ba ngày ấy của tôi không biết nhà tôi nghèo, nhưng Cô muốn hỏi tôi để tìm cách giúp đỡ cho tôi, nhưng sau khi tôi trả lời như thế, làm cô không biết nói sao, cợ chạm những mặc cảm tự-ti trong tôi, nên thôi.

Những ngày tháng mùa Đông lạnh lùng ở Quảng Trị, thức dậy lúc bốn giờ sáng, mưa rơi khắp nơi. Mưa mọi nẽo đường, qua bài ca “Mưa Trên Phố Huế” hay những bài văn mưa ở Huế diễn tả của Phạm Quỳnh, chúng ta thấy mưa ở đây thì thật là khủng-khiếp, mưa cho không gian buồn thảm, mưa cho đất hoá thành bùn, mưa cho đường phố buồn tênh, mưa cho nghèo càng thêm đói. Có ai từng trải qua những ngày thiếu cơm. Có ai đã từng trải qua những cơn đói trong những ngày đông lạnh thì mới cảm thấy nỗi cơ cực của dân nghèo, mới có được nỗi lòng thông- cảm thằng bé tám tuổi như tôi trong những đêm chìm ngập mưa, bước cao , bước thấp đi đến lò bánh mì, trên con đường Quang -Trung, Quảng- Trị ánh đèn vàng- vọt , nữa đỏ, nữa không. Từ bốn giờ khuya cho tới sáu, bảy giờ sáng, tôi lặn- lội các nẽo đường làng Thạch- Hãn để cố bán cho xong 30 ổ bánh mì, để đem 9 đồng bạc về cho mẹ tôi mua gạo nấu ăn. Tiếng rao lanh-lãnh “Bánh mì đây......Bánh mì nóng nề” thật to để mong được ai đó kêu vào mua cho vài ổ, cũng nhờ tiếng rao đó để xua đuổi nỗi sợ ma trên các con đường làng âm-u, khuất- lấp trong đêm khuya. Một buổi sáng nọ, một người thanh niên gọi tôi mua một ổ bánh mì giá chỉ một đồng, anh đưa cho tôi tờ bạc 5 đồng có hình con chim phượng- hoàng soải cánh xanh . Tôi săm- seng mở bị tiền lẻ ra thối lại, thì anh bảo “Em giữ nó luôn đi.” Tôi cầm tờ bạc năm đồng nhìn cho thật rõ, ngước lên mặt người thanh niên , nhìn thật rõ với nỗi ngạc- nhiên và nói lời cám ơn lí-nhí. Ôi một tấm lòng! Một hành vi đã sưởi ấm tâm-tình tôi trong buổi sáng mùa đông hôm ấy trên thành- phố Quảng- Trị quê tôi, và cũng là những an-ủi tình người trong tôi, suốt những tháng năm với các cuộc hành- trình của cuộc đời dù cho có nhiều gian- nguy, khốn- khó. Đọc “Những Kẻ Khốn Cùng” của Victor Hugo ta mới thấy một niềm thông- cảm bao la. Nếu ai đó khi đọc những nhân vật và hoàn cảnh đau thương mà không rơi nước mắt thì họ là một kẻ “dũng cảm” tột cùng. Một người vô cảm, hay họ không phải là con người thật sư. Vì con người là phải biết rung động trước những hoàn cảnh bi- thảm, đau -thương. Không cần là đàn ông hay đành bà, không cần kẻ đó là người dũng cảm hay hèn nhát. Những giọt nước mắt để xót-xa cho thân phận của kẻ khác là chứng tỏ mình đang có một quả tim còn rung động và biết rung động, thế thôi! Nước mắt trước cảnh bi thương là nó tự chảy, không phải do lý- trí chi phối. “Con tim có lý lẽ của nó mà lý trí không biết được” câu nói của một Triêt gia người Pháp đã nói như thế rất đúng trong trường hợp này.

Và điều khổ sở thứ hai là sự quê mùa của tôi. Hẵn quý bạn đã biết , tôi là một đứa bé sinh ra nơi một thôn nghèo ớ làng Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Qủang Trị. Một làng nhỏ nằm ven Quốc lộ số 1 miền Trung, bao quanh bởi những đồi sim và ruộng đồng xanh thẳm, có một con sông nhỏ lượn - lờ chuyển nước về nam. Nhưng đôi khi cũng cuồn- cuộn trôi về những bão lũ, mưa nguồn từ xa- xôi theo những mùa mưa lụt. Người dân quê tôi sống hiền- hoà, chan- chứa với cảnh vật quê hương. Tính tình họ thì hiền- lành, thành- thật và ngay- thẳng. Ngay- thẳng một cách quá mộc- mạc và chân-chất. Ngay thẳng và thánh thiện như Linh- Mục Nguyễn Văn Lý, dù bị bạo- lực Cộng- Sản giam cầm , xử án, bịt miệng nhưng vẫn tìm cách nói lên những ngôn-từ của Thiên- Chúa, Người đã dám một mình và chỉ một mình đứng lên giữa muôn ngàn gươm giáo để tung-hô chân-lý, đã la to trước “ toà-án” của bạo-quyền với một âm giọng nặng- nề, đặc sệt Quảng Trị: “ Đạ Đạo Cộng Sạn!!” thay vì Đá Đảo Cộng Sản trước họng súng lưỡi lê, giữa lúc cả một đất nước, kẻ thì chạy theo Cộng- Sản để được miếng đỉnh chung. Kẻ thì cố đọc lên những lời kinh Nam- Mô hay Lạy Chúa đang ở trên trời, đề hầu quên đi việc dưới đất, việc bất công trước con mắt , cái nhằm trong con ngươi của mình.. Kẻ thì quá sợ-sệt gông- cùm nên phải im hơi, lặng tiếng, phải a- dua, nịnh- bợ ....

Tôi lớn lên từ sự nghèo- nàn nhưng đầy tình thương- yêu, ấp-ủ của người cha. Tiếng ru hời của Mẹ như một gia- tài tinh- thần quý- báu đã truyền lại và mãi luân- lưu trong dòng máu cuộc đời . Những buổi chiều khi nắng vàng đổ. Nắng miền Trung quá oi- bức và những cơn gió lào thổi về từng đợt , tôi bên chiếc vỏng kẻo-kẹt đong đưa, Mẹ tôi với giọng hò cất cao ru con ngủ “” Hơ.hơ...hơ.........Gío đưa cành trúc la-đà, tiếng chuông Thiên-Mụ , canh gà Thọ-Xương.....” hay “ Hơ.hơ.........hơ ........Cầu mô cao băng cầu thiên- vọng, nghĩa mô trọng bằng nghĩa chồng con. Ví dù nước chảy đá mòn, dẫu xa nhau ngàn dặm, lòng còn nhớ thương. “ Vùng đất quê hương tôi là Vĩnh Linh. Vĩnh Linh và Gio Linh là thuộc vùng Ma Linh, Bố Chính, Địa Lý nơi Vua Hời Chế Mân dâng cho Việt Nam để được Ngọc- Hân Công-Chúa.

Cái bản chất nhà quê của tôi khó gột rửa trong cách ăn, tiếng nói của mình. Chính vì mặc- cảm hai điều này: nghèo và nhà quê mà trong những năm tháng học ở đây tôi luôn có thái- độ khác biệt với bạn- bè và tuổi thơ của tôi mang đậm nét tự- ti, xé-lẻ. Mỗi lần lớp học được ra chơi trước sân trường, những người bạn cùng lớp, cùng trường của tôi tụm năm, tụm ba chuyện trò huyện- thuyên hay chạy nhảy tung-tăng thì tôi dựa lưng vào một cột trụ trên bờ hiên trường và hướng mắt về một chân trời xa xôi nào đó , im lặng như một triết- gia đầy suy tư, ưu-thời, mẩn- thế. Giữa một đám thiếu- niên hân-hoan với những nụ cười tươi trẻ, hồn- nhiên như những con chim non đang bay nhảy trong nắng xuân thì tôi tự tách mình ra một cách im-lặng, âm-thầm. Người Qủang Tri chúng tôi nói giọng rất nặng nề, thô lậu. Không biết vấn đề lịch sử điạ dư như thế nào mà ở đây, ngôn ngữ ở vùng Qủang Trị được coi là một lối nói mang rất nhiều địa-phương- tính(dialect). Nếu nói,” Chiều nay anh chị đi ra ngoài bờ sông để gánh lúa về nhà’ thì người vùng tôi nói rằng “ Chiều ni, eng, ả đi ra ngoài bờ rào để gánh ló về dà.” Quý vị thấy chỉ trọn một câu ngắn như vậy mà người Qủang Trị chúng tôi đã nói khác đi năm chữ rồi. Rất nhiều từ ngữ người ở vùng này đã nói khác với từ ngữ có trong từ- điển, văn- chương Việt -Nam. Như cái sân thì gọi là cươi, rượu là riệu, đầu là tróôc, miệng là mẹng, mũi là mụi, chân là cẳng, anh là eng, chị là ả, cô là o, cha là bọ, mẹ là mạ, canh là keng, thức ăn là mắm, nước là nác, gạo là thóc....Nhiều quá kể không hết. Chẳng hạn khi hỏi “ Ga này đi đâu hở cô? “ thì nói rằng “Ga ni đi mô ri o?”. Người ở vùng Quảng Bình và Thừa Thiên, ngoại trừ những cư dân thành- phố Huế, Qủang- Trị, Đồng-Hới ra, thì họ cũng dùng những từ- ngữ giống người vùng quê Quảng Trị như tôi vừa kể, nhưng âm- thanh khác biệt nhẹ, nặng đôi chút mà thôi. Vùng Vĩnh-Linh chúng tôi, họ hay đệm thêm những hư- từ sau các câu nói như chữ “mụi”, “mẻn”. Chẳng hạn như “ Mần cấy ni cho tui mụi !”hay “ Làm cái ni một chút mẻn!” tức là làm cái này cho tôi với, hay làm cái này một chút hè. Hay người ở Quảng Bình, nhất là vùng Kẽ Bàng, Kẻ Nại, hay nói chữ “to-ro” đằng sau câu như “ Bọ tui ngày mai đi Đồng Hới rồi to-ro” tức là cha tôi ngày mai đi Đồng Hới rồi, không có ở nhà đâu, đại khái như thế. Những năm tôi học tiểu học, tôi học tiếng Việt Nam cũng chẳng khác nào học một sinh ngữ nước ngoài. Phải thay đổi cách ăn nói, phải thuộc những từ- ngữ phổ- thông, phải tập cách phát âm , phải bỏ đi lối diễn tả nặng- nề, cục- cằn, cứng ngắc. Về phần hình thức thì như thế, nhưng may mắn thay, người dân vùng này tâm- hồn họ rất bao- la, sâu- sắc và tình- cảm. Họ vốn rất ưa chuộng văn- chương, thích học hành, và ham chữ nghĩa.

Trong cái rủi của người Quảng- Trị có giọng nói nặng- nề làm mình trở thành nhà quê, thô- kệch nhưng cũng chính giọng nói đó dễ đem lại tin-tưởng cho người nghe. Nó dễ đem lại niềm tin, nhiều thuyết-phục với người đối diện. Bởi chính trong âm-thanh nặng- nề đó đã chất chứa những gì thành- thật và ngay thẳng, không điếm-đàng, không cao sang, vẻ- vời, hoa- mỹ. Có ai hỏi nếu một khi anh có dịp trở về làng Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Qủang Trị của anh sau gần sáu mươi năm lưu- lạc xứ người, trước mặt những đám em, đám cháu nhỏ thì anh có lời khuyện ra sao? Tôi sẽ trả lời ngay rằng nếu được dịp như thế thì tôi khuyên những người trẻ ấy rằng các cháu hãy tập nói những từ- ngữ phổ- thông, những từ- ngữ trên văn bản, giấy tờ, trên văn-chương chữ- nghĩa thường dùng. Hãy bỏ đi những từ- ngữ địa- phương ....Những từ ngữ như thế làm cách biệt trong sự tiếp giao với thế- giới bên ngoài và chậm bước tiến của mình trong việc hội nhập vào cuộc hành- trình tiến lên với thời đại, với đất nước, quê hương.

Vài tháng sau, Cô Nguyễn Thị Phước Mỹ vào thế Thầy Đăng dạy chúng tôi môn Quốc Văn. Cô là một người Huế, học đâu từ ngoài Huế và được bổ về đây dạy. Cô có dáng người thon, cao. Tóc cắt ngắn kiểu Dờ-mi Gác-xon, gương mặt hiền lành, môi lúc nào cũng chực sẵn nụ cười với người đối diện. Lúc ấy tôi đang là Trưởng Lớp Đệ Thất A, nên tôi đã lên đưa cho cô bản đồ chỗ ngồi của học-sinh trong lớp. Tôi vẫn còn nhớ vị trí chỗ ngồi của các bạn bè trong lơp tôi. Những đứa bạn ngồi bàn sau cùng tôi là những đứa lớn nhất lớp: Nguyễn văn Thọ, Trần Bá Vinh, Tôn Thất Anh, Lê Quý (là tôi) và Nguyễn Tấn Thời. Bàn trước tôi là Phạm Xuân Quý, Nguyễn Tại, Đinh Xuân Tư, Nguyễn Đình Cẩn, Nguyễn Đăng Sơn (An Khê), Đặng Thanh Sơn ,ca sĩ chuyên hát bài “ Có những chiều thu vương nắng cuối thôn” mà tôi không nhớ nhan đề, và Nguyễn Thanh Kỳ. Bàn trước nữa là Vỏ Xuân Trọng, Trần Văn Thúc, Cao Khả Phước, Nguyễn Văn Tý, Nguyễn Đình Thông và Tô Hữu Thắng ....Bên phía nữ sinh bàn đầu có Phạm thị Ngọc Hà, ái nữ của ông Thiếu- Tá Tỉnh-Trửơng Phú- Bổn Phạm Ngọc Chi, Đinh thị Mậu, Phạm thị Mau, Trần thị Song, và Nguyễn thị Bích Liên. Bàn thứ hai là Trần thị Cúc (giai nhân đầu bạc sớm hơn ai), Hoàng thị Tố Tâm, Nguyễn thị Đường ,ca sĩ ca bài Chuyến Tàu Hoàng Hôn, Nguyễn Thị Tuyết Nga,Tôn Nữ Thị Quyên, và Nguyễn thị Thanh Nhàn. Bàn kế tiếp là Nguyễn thi Bướm, ca sĩ ca bài Duyên Kiếp, “ Anh ơi nếu mộng không thành thì sao”, Nguyễn thị Mai Hồng, Hoàng thị Ngọc Quý, Vũ thị Phượng , Phượng chỉ học ở lớp chúng tôi vài tháng rồi đi, người Nữ Sinh này đẹp lộng lẫy trong chiếc áo màu tím đỏ ngay vào những buổi học đầu, có nhiều chàng thi sĩ đã cất lên “Ai bảo Em là giai nhân cho đời anh đau khổ. Ai bảo Em ngồi bên cửa sổ cho vương vấn nợ thi nhân.” Thơ ai đó mà quên mất rồi.),và Bùi thị Tường An . Tiếp đến là Nguyện thị Thiện, Nguyễn thị Hương ( ca sĩ), Nguyễn thị Phước, Nguyễn thị Lữ, Nguyễn thị Tuyết Nhung. Và tiếp nữa là Lê thị Hạ (văn sĩ) Đinh thị Hạnh ( văn sĩ), Nguyễn thị Kim Nhung, và Đinh thị Bạch Lựu, ...Còn một hai người nữa như chị gì người Việt gốc Hoa cháu của ông Diệp Kính vào học một thời gian ngắn rôi đi tôi không còn nhớ tên.

Với tư cách trưởng lớp, tôi xin trang- trọng tuyên -bố với các bạn rằng: Tôi vẫn có trách-nhiệm nhớ tên để gọi sổ điểm- danh các bạn cho đến khi nào đời tôi xuôi tay, nhắm mắt . Tôi vẫn có bổn- phận theo dõi anh chị em người nào hiện ở đâu, ra sao. Với tư- cách là kẻ chỉ- huy đầu đời các bạn, các bạn hãy xướng danh khi tôi gọi đến. Dù muốn hay không thì các Thầy và các Cô đã giao nhiệm vụ đó cho tôi từ những năm tháng ấy. Các bạn bị bắt buộc phải chấp nhận vì đó vẫn là một cưỡng-bách, một mệnh- lệnh từ trên ban xuống. Một số- phận đã an bài, nếu không tuân theo, tôi sẽ cho điểm xấu vào sổ điểm -danh vì các bạn đã bất tuân thương- lệnh, khi ấy đừng trách “Anh Quý sao mà ác thế!”

Lớp của chúng tôi là một ‘thế- hệ” mới sau ba năm trường Trung- Học Pleiku thành lập và cũng mang đến cho nhà trường nhiều bông hoa đẹp nhất. Con gái trong lớp tôi người nào cũng mặt hoa mày phấn, đẹp như tiên giáng trần. Những ngày đầu vô ngồi trong lớp học, tôi như mất hồn, mất vía để bước vào một thế- giới toàn những nàng tiên.. Trần thị Cúc gương mặt trái soan. Đôi lông mi cong vờn như lá liểu. Da nàng trắng như tuyết. Làn môi hồng đẹp tựa nụ hoa. Trần thị Cúc lớp tôi không thua chi vẻ đẹp của chị Cúc ( tiêm giặt ủi Tam Long) học ở lớp Đệ Ngủ năm đó, người thường đóng vai Trưng Trắc với chị Nguyễn thị Kim Phụng , học Đệ Lục, đóng vai Trưng Nhị trong các ngày lễ Hai Bà Trưng. Nếu trường- hợp cần điền khuyết các vai này, thì Cúc chắc- chắn được chọn để thay thế vì nàng trông vô cùng thanh- tú, kiều- diễm. Kế đến là Nguyễn thị Mai Hồng, nàng có khuôn mặt lai, không biết lai mấy đời rồi . Nhờ cái pha trộn giữa hai dòng máu Việt và Tây phương ấy, nên đã tạo cho nàng một gương mặt diễm- tuyệt, chẳng khác gì Bạch Tuyết trong phim Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn. Có một điều hình như thuở nhỏ Hồng hay đòi mẹ kẹo quá nên bị mất chiếc răng cửa, nên thường hay rượt mấy anh bạn trai vì bị chọc là “sún” hay “Mai Gầm”. Hồng tính- tình vui- vẻ, lúc nào cũng nói và cười. Cung cách của nàng rất bình-dị của người Nam nên bạn bè ai cũng thương mến. Đinh thị Bạch Lựu, dáng người lúc ấy chẳng khác nào tài- tử xi-nê. Nàng người cao, vóc dáng rất sexy, hấp-dẫn. Mái tóc nàng chải rất tân kỳ, không biết học theo lối chải của một tài- tử nào thì tôi không biết vì tôi rất dốt xinê,(có tiền đâu mà đi coi). Đến nỗi những ngày đầu mới vô học, mấy chàng nam sinh các lớp khác, nhiều anh mê-mẩn tâm hồn. Tôi vẫn nhớ, một sớm mai trước khi vào lớp, có một bạn nào đến báo cho tôi hay “ Anh Quý vào xoá bảng ngay đi” Tôi chạy vào để xem thì thấy trên bảng đen có câu hát nhại “ Lựu ơi nếu yêu rồi chớ để nhạt màu son trên đôi môi”. Vì Lựu lúc ấy vừa đâu ở Trường Trinh- Vương, Qui- Nhơn chuyển lên, đẹp tân-kỳ nên có nhiều anh muốn trồng cây si, chọc ghẹo. Tôi vội- vả xóa đi, vì sợ Thầy vào lỡ nhìn thấy thì nguy ( Thầy, Cô giáo chúng tôi hồi đó nghiêm lắm). Rất tiếc là tôi đã không để “message” ấy lại cho Lựu để mà vui, mà sướng, mà làm hành- trang, làm niềm hãnh- diện để đi vào cuộc đời. Thật ra, cuộc đời của Lựu cũng quá hãnh diện khi “bợ” được một ông Biện-Lý, vừa đẹp trai, vừa học giỏi, rất hào-hoa, dễ thương lại là một nhạc- sĩ. Khi gặp lại Lựu ở đất Hoa- Kỳ này, tôi nghĩ sắc đẹp, nết hạnh của nàng rất xứng đáng để có được một đấng phu –quân tài- hoa như thế.

 

Chúng tôi đón chào cô Nguyễn thị Phước Mỹ lần đầu tiên qua vài lời giới thiệu ngắn gọn của Thầy Đăng, và chúng tôi bắt đầu nhập cuộc. Việc làm quen với cô, việc bén mầm tình cảm giữa cô và đám học trò chúng tôi thì không khó gì, có thể nói là quá dễ dàng nữa là đàng khác. Vì trong mấy tháng đầu nhập môn, chúng tôi đã gặp Thầy Đăng quá nghiêm khắc và khả kính. Mỗi đầu giờ nghe bước giày cuya của Thầy nện ngoài hiên là cả lớp chúng tôi im phăng phắc chờ đợi. Bây giờ, với cô Mỹ trẻ trung, hiền từ, cung cách của cô như người chị cả ở nhà sao mà thân thương, ấm nồng đến thế. Có điều lạ gây cho tôi chú ý. Tôi chưa thấy ai có cái chữ lót hơi lạ ấy bao giờ: “Phước-Mỹ” nghe hay-hay mà lạ tai. Tôi bắt đầu làm một cuộc “research”. Sau một thời gian, tôi biết được cô là thuộc giòng họ con cháu Nguyễn Phước Ánh (Gia Long). Tôi tìm hiểu thêm thấy cô cũng có liên hệ bà con với dòng dõi có chữ lót “ Miên Hồng Ưng Bửu Vĩnh. Bảo Quý Định Long Trừơng. Hoàng Gia Khiên Kế Thuận. Thế Thuỵ Quốc Gia Xương....”. Sau một thời gian học với cô. Cô Mỹ thấy tôi chăm học, lại nghèo nên rất thương tôi. Cả lớp chúng tôi được sống trong những ngày tháng êm đềm của tuổi thơ và sách vỡ. Những bài học, những giờ chơi quyện tròn nhau bên những mơ-mộng văn thơ, với những lo lắng thi cử, bài vở học trò. Hè đến nghe ve sầu , và phượng đỏ tươi, thu về trống trường giục giả. Để cho những đứa trẻ thơ gieo lên những vần thơ oán hờn bi lụy. “Ôi ly cách, ôi mùa hoa huyết phượng. Ôi lạnh-lùng, ôi tê tái ly-tan. Ngày mai ôi, ngày còn nỡ hay tàn. Cho ta gữi tiếng than về cố quận. Kẻo lòng này vương hận, phím đàn nọ ngang cung. Rồi đêm nay trong tiêm thức nảo nùng. Ta chép mấy vần thơ rung ý nhạc..” Ôi, là những ông thi-sĩ “con” của chúng tôi tha hồ làm bộ sầu thương, giả vờ than mây khóc gió cho có vẽ mình đây cũng là tríêt nhân, thi sĩ mộng mơ trong cuộc đời. Đối với tôi, những ngày hè sắp về là những ngày đau thương, buồn bả nhất. Với các bạn khác, hè về là để được đi đây đi đó, để được vui hửơng những phần thưởng của gia đình, của người thân từ tinh thần đến vật chất. Còn riêng tôi, hè là một buồn tủi. Thời gian này cũng là những ngày dài trông đợi để được bước vào niên học mới, được lên một lớp sau một năm rồi cha mẹ đã khó nhọc nuôi mình từng bữa cơm ăn, vất vả lo cho từng cái mặc. Phần tình cảm thì mùa hè là những ngày trống vắng so với những ngày đi học . Ít nhất trong những ngày ấy tôi cũng nhìn được hình ảnh của nguời mình ứoc mơ, người mà mình yêu dấu, dù chỉ là trong mơ, là thương thầm trộm nhớ . Nhưng thật đau buồn cho tôi sau một mùa hè qua đi. Khi mùa thu trở lại, những ngày tựu trừơng trở về. Trong bao nhiêu tà áo trắng bay- bay thì tà áo mình hằng mơ- tưởng trong những năm qua hôm nay vắng bóng. Người thi-sĩ bèn than khóc cho chính mình:

“Năm ấy hè về hè lại sang
Thời gian lặng lẽ với thời gian,
Thu về năm ấy bao hy-vọng,
Hy-vọng bao nhiêu, bấy lỡ-làng...”

Mùa thu về mong được gặp em, người anh yêu trong mộng. Hình ảnh người yêu- dấu tuổi thơ của anh không ngờ biến mất để cho ngày tháng bơ-vơ. Thời gian cứ lặng-lẽ để đợi chờ người con gái ấy, người nữ-sinh hoa mộng trong lớp tôi. Bây giờ đi về đâu người hởi?!!! Từ đó , ôm chặt mối thương đau, chàng thiếu niên đã lỡ-làng với những chờ đợi, và chờ đợi đển bẻ-bàng .! ! !....

Tuy đơn -sơ, tuy mộc- mạc nhưng không thể nào quên! Những kỷ niệm về lớp học tôi, Lớp Đệ Thất A là một gia tài quí-báu, mà tôi ấp-ủ cả một đời mình. Lúc nào trong tâm-tư bước chân dang xa nhưng cũng ngỡ như đang tìm về chốn cũ. Tôi ước- mơ một ngày trùng- phùng, một lần hội- ngộ, quên hết cái hiện tại, bỏ hẵn cái tuổi già, cởi hết địa vị, hoàn cảnh đang mang trong người, sống thật sự hồn- nhiên như thời học Đệ Thất A niên khóa 1960-1961, để cùng nhau hưởng trọn những ngày xuân êm-đềm. Con đường dài năm mươi năm, đi đã mỏi gối, tìm đã chồn chân, mà sao không có một nơi nào hơn chốn cũ. Nguyễn Thị Đường, trong những ngày sinh hoạt lớp Đệ Ngũ A, thời gian ấy là sắp hè, sắp chia tay mùa phượng nở. Tôi tiên đoán được rằng năm ấy tôi sẽ chia xa, sẽ không còn bao lâu nữa tôi sẽ giả biệt để đi vào một môi-trường mới. Lúc ấy, tôi đang chuẩn bị thi băng bằng Trung- Học Đệ-Nhất- Cấp, và tôi tin rằng mình sẽ đậu. Không biết vô tình hay cố ý trong một dáng cách thật buồn, với mái tóc cơ-sa-van, nàng đã hát cho tôi nghe bài Chuyến- Tàu- Hoàng- Hôn, giọng nàng cao vút, mà buồn: “Chiều nao tiễn nhau đi trong bóng ngã, xế tà. Hoàng Hôn.......trong đời ta.....Cho giây phút chia ly này kéo.... Ước mong sao con tàu đừng đi........” Lòng tôi não- nuôt với tiếng chia- ly, tôi ý- thức được rồi ngay mai cuộc đời đưa đẩy mỗi trong chúng ta về một lối. Lời tiễn đưa hôm ấy như lời giả-biệt một đời. Lòng tôi buồn rưng-rức. Chỉ còn vài ngày nữa là tạm- biệt bạn bè. Mùa hè cuối năm 1963, những ngày cuối cùng ấy, tôi âm-thầm, lặng- lẽ chia tay những người bạn thương yêu của tôi. Không một lời giả- biệt với họ! Và từ đó mỗi lần nghe ai hát : “Chiều nao tiễn nhau đi trong bóng ngã xế tà......” như là một cái gì thổn- thức, là một điều gì rưng-rưng mà tôi vẫn mãi mang theo trong cuộc hành trình cát bụi.

“Không có ai có thể tắm hai lần trên một dòng sông” Câu nói của Heraclite, Triết- gia cổ Hy- Lạp như một định- lý ngàn đời đúng trong mọi hoàn cảnh. Xin cho tôi được kính gữi những mộng- mơ, hoài- bão, những kỷ- niệm êm- đềm về Thầy, Bạn tôi trong niềm yêu- thương, kính- mến nhất. Một tình yêu thương mà tôi vẫn cánh-cánh suốt mấy chục năm nay. Đáng lẽ còn viết nhiều và viết nhiều nữa, nhắc lại và ôn lại những kỷ- niệm về Lớp Đệ Thất A mà trong ký ức tôi còn chất đống. Tôi xin khất lại trong các lần sau.

Bất hạnh cho những ai sau năm mươi mấy năm trời xuôi ngược, trên các quảng đường đi qua mà không còn nghe được lại tiếng hát của bạn bè, tiếng cười nói vui đùa ngày xưa nơi ngôi trường cũ. ....thân yêu.

California khởi đầu những ngày thu

Viết xong ngày 16 tháng 9 năm 2008

 

Lê Quý

Cựu Học sinh Trung Hoc Pleiku

Lớp đệ Thất A, nk: 60-61

 

 

 
 
   
         


More on nhng and along with ngi
Secure FTPS (SSL) on the planet Go FTP FREE